Thứ Năm, 27/12/2012 10:21

An toàn cho du khách du lịch sông Hương

Huế đang vào mùa du lịch nên công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông (ATGT) cho du khách khi tham quan bằng thuyền rồng trên sông Hương là nhiệm vụ quan trọng của Phòng Cảnh sát Đường thủy, Công an tỉnh trong đợt ra quân lần này.

Nhiều thuyền du lịch trên sông Hương chỉ sắm áo phao để đối phó với lực lượng chức năng

Ngoài tuyến du lịch sông Hương, Phòng Cảnh sát Đường thủy thường xuyên bố trí lực lượng kiểm tra các tuyến du lịch trên vùng đầm phá, hồ Truồi, hồ thủy điện… Vào dịp lễ hội điện Hòn Chén, festival, lực lượng CSGT đường thủy túc trực và sử dụng nhiều ca-nô cao tốc tuần tra trên tuyến sông Hương, sẵn sàng giải quyết sự cố, bảo đảm an ninh trật tự và cứu hộ khi có tai nạn xảy ra. Dưới các cầu Trường Tiền, Phú Xuân, Dã Viên... lực lượng cảnh sát bảo vệ cũng bố trí ca-nô để đề phòng sự cố, kịp thời cứu hộ, cứu nạn.

Theo chân các chiến sĩ cảnh sát đường thủy kiểm tra trên sông Hương, chúng tôi ghi nhận được những bất cập trong công tác đảm bảo ATGT cho du khách của các chủ thuyền. Kiểm tra thuyền rồng đơn mang số hiệu TTH- 0023DL cho thấy, thuyền chở 4 du khách nước ngoài trong cùng một gia đình nhưng không mặc áo phao. Khi có lực lượng chức năng, chủ thuyền mới vội vã lấy áo phao mới toanh còn bọc kỹ trong bì ni lon cho khách mặc. Chủ thuyền là ông Nguyễn Châu giải thích: “Thuyền chúng tôi được trang bị áo phao đủ với số lượng khách cần thiết. Tuy nhiên, do trời nắng nóng và sông Hương rất êm đềm nên hầu hết hành khách đều không mặc áo phao. Việc này chúng tôi không thể ép được”. Kiểm tra các thiết bị kỹ thuật, bình chữa cháy, sổ kiểm định của thuyền này, ông Châu đều đáp ứng.

Qua kiểm tra một số thuyền rồng du lịch khác, chúng tôi nhận thấy mặc dù đang chở khách tham quan trên sông Hương, nhưng chủ tàu không bố trí áo phao và các phương tiện cứu hộ theo quy định, hoặc chỉ bố trí áo phao để đối phó với lực lượng chức năng chứ du khách không mặc. Khi được hỏi, không ít chủ thuyền đổ lỗi cho khách không chịu mặc do… nóng. Ông Henry - một du khách đến từ Úc cùng vợ và 2 con du lịch trên thuyền cho biết, thật tuyệt khi được ngồi thuyền rồng lướt nhẹ êm trên sông Hương để ngắm cảnh vật hữu tình và đến với các lăng tẩm. Khi lên thuyền, không thấy chủ thuyền nhắc nhở nên chúng tôi không mặc áo phao. Chúng tôi không biết như vậy là sai quy định về ATGT trên sông nước.    
Theo Trung tá Phạm Hữu Thuận - Đội trưởng Đội tuần tra kiểm soát, Phòng Cảnh sát Đường thủy, từ đầu năm đến nay trên tuyến chưa xảy ra vụ TNGT đường thủy nào nghiêm trọng, tuy nhiên, trước thực trạng một số chủ tàu thiếu ý thức trong việc chấp hành các quy định về ATGT đường thủy như hiện nay là nguy cơ tiềm ẩn TNGT. Chính vì vậy, công tác đảm bảo ANTT trên tuyến luôn được đơn vị chú trọng triển khai. Từ đầu năm 2015 đến nay, Phòng Cảnh sát Đường thủy đã kiểm tra, lập biên bản xử phạt trên 120 trường hợp. Trong đó, tập trung vào các lỗi như: không đăng kiểm tàu thuyền, chủ thuyền không có bằng lái hạng 3, chở quá số khách quy định, không bố trí áo phao, bình chữa cháy khi tham gia giao thông... Lực lượng cảnh sát đường thủy còn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát tại các điểm tham quan dọc tuyến sông Hương như: chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng... nhất là khi diễn ra các lễ hội lớn dọc tuyến sông Hương.
Về những giải pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng vi phạm nêu trên, Trung tá Lê Viết Sơn - Phó Trưởng phòng Cảnh sát Đường thủy chia sẻ: Hiện nay, trên địa bàn TP Huế có 4 điểm đón trả khách du lịch gồm: bến đò Tòa Khâm, bến đò số 5 Lê Lợi, bến đò Thiên Mụ, bến đò Đông Ba với 130 phương tiện tham gia hoạt động. Trung bình mỗi ngày trên sông Hương có hàng chục lượt thuyền rồng chở khách tham quan. Để du lịch trên sông Hương mang lại những cảm giác thú vị và an toàn cho du khách, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ và thường xuyên của lực lượng chức năng các cấp và sự đồng thuận từ chủ thuyền cùng khách du lịch. “Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đảm bảo an ninh trật tự và ATGT đường thủy trong thời gian tới nhằm đưa hoạt động chở khách du lịch bằng thuyền rồng trên sông Hương đi vào nề nếp” - Trung tá Lê Viết Sơn khẳng định.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.