Thứ Ba, 22/01/2013 09:52

Nhìn lại biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương

Nhân kỷ niệm 130 năm ngày thất thủ Kinh đô và khởi phát phong trào Cần Vương, sáng 21/7, Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học Biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương (1885-1896). Ông Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.

Đây là hội thảo có quy mô quốc gia đầu tiên về chủ đề này và đã thu hút sự quan tâm của giới Sử học trong cả nước đề cập đến 4 nhóm chủ đề: thất thủ Kinh đô, phong trào Cần Vương, một số nhân vật tham gia trong biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương, di sản và vấn đề bảo tồn.

Về thất thủ Kinh đô, các nhà nghiên cứu đều thống nhất tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh chống Pháp ở Kinh đô, nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch nên cuộc tập kích quân Pháp vào Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá rạng ngày 5/7/1885 của quân đội Triều đình Hàm Nghi nhanh chóng bị thất bại đã để lại hậu quả hết sức đau đớn cho nhà Nguyễn và người dân xứ Huế.
Vấn đề xác minh di tích, di vật để bảo tồn và phát huy giá trị di sản Biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương cũng là nội dung được hội thảo chú trọng. Biến cố Kinh đô Huế nổ ra ở đất Kinh kỳ đã có sức mạnh lan tỏa nhanh chóng và nhất là sau ngày vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương tại Tân Sở, Quảng Trị (13/7/1885) đã cổ vũ phong trào chống Pháp trong cả nước. Do vậy, những di tích, di vật thời kỳ Cần Vương đều có khắp mọi nơi. Để lưu giữ và tưởng nhớ về những ký ức của một thời đất nước bi hùng, TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia tại Huế đề nghị, nên chăng xây dựng một đài tưởng niệm mang tính đặc trưng lịch sử giai đoạn này.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.