Chủ Nhật, 10/03/2013 17:03

Khuyến khích mọi người tham gia chống tội phạm

Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự (BLHS) (sửa đổi) ghi: “BLHS có nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Theo tôi, điều luật này nên bỏ vì thực tế nội dung của Bộ luật đã làm nhiệm vụ nêu trên; mặt khác, nêu như trên cũng không thể bao quát hết các lĩnh vực phải bảo vệ. Nêu càng cụ thể càng thiếu. Nếu cần ghi để có tính định hướng thì chỉ ghi ngắn gọn:“BLHS có nhiệm vụ nghiêm (hoặc trừng) trị các hành vi vi phạm pháp luật hình sự được quy định tại Bộ luật này, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” như vậy là đủ.

Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự (sửa đổi) ghi: “Chỉ người nào hoặc pháp nhân kinh tế nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.” Cần bỏ từ kinh tế trong đoạn “hoặc pháp nhân kinh tế nào”, bởi thực tế hiện nay có rất nhiều pháp nhân của tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, chính trị xã hội nghề nghiệp...và các pháp nhân không hoạt động kinh tế khác cũng có thể bị các đại diện pháp nhân lợi dụng đẩy pháp nhân đến vi phạm pháp luật hình sự. Với nguyên tắc mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, do đó bất cứ pháp nhân nào vi phạm pháp luật hình sự được BLHS quy định đều phải chịu trách nhiệm hình sự chứ không chỉ có pháp nhân kinh tế.

Đối với tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chúng tôi đồng ý với phương án 1 của Điều 12: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội phạm về sở hữu; các tội phạm về ma túy và các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn công cộng”. Quy định này nhằm để loại trừ một số nhóm tội mà nhận thức của lứa tuổi này chưa đầy đủ khi vô ý phạm tội, ví dụ như phạm nhóm tội an ninh quốc gia...
Đối với Điều 18. Che giấu tội phạm (sửa đổi) và Điều 19. Không tố giác tội phạm (sửa đổi), tôi đề nghị không coi là tội phạm nếu người đó là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng và cả luật sư của người phạm tội, vì luật sư là người đi gỡ tội cho người phạm tội mà lại buộc luật sư phải tố cáo hành vi phạm tội của thân chủ là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và trái với lẽ thường cũng như thông lệ quốc tế.
Khoản 1, Điều 22. Phòng vệ chính đáng (sửa đổi) ghi: “Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác, hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.” Tôi đề nghị bỏ cụm từ “một cách cần thiết” vì chống trả lại một cách cần thiết thì sẽ có nhiều cách không cần thiết để chống trả lại sự xâm hại đến lợi ích không phải của cá nhân mình, cho nên sẽ có thái độ thờ ơ với sự xậm hại đến lợi ích của Nhà nước, của người khác...
Khoản 3 điều này ghi: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”. Có thể thấy, tâm lý của người trong lúc đang chống trả kẻ phạm tội hình sự thì không thể bình tĩnh để đánh giá mức độ hành vi của mình chừng nào là đủ để biết quá mức cần thiết. Có nhiều người thuộc thế yếu nên phải sử dụng công cụ phụ trợ để chống lại sự xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của mình, do đó có thể gây nguy hại cho kẻ phạm tội. Mặt khác, điều luật giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá hành vi của của người chống trả hành vi phạm tội nhưng không có định lượng nên sẽ dễ dẫn đến tùy tiện, làm cho nhiều người sẽ thờ ơ với hành vi xâm hại lợi ích không phải của mình để tránh việc lỡ tay và có thể bị coi là tội phạm. Cho nên tôi đề nghị bỏ khoản này để khuyến khích mọi người tham gia chống tội phạm.
Về việc thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (mới), Điều 26 ghi “Hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang Nhân dân liên quan đến vấn đề quốc phòng, an ninh và người thi hành mệnh lệnh đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh, cấp trên nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó thì không phải là tội phạm”. Trong trường hợp này đề nghị nghiên cứu để quy trách nhiệm hình sự đối với người ra mệnh lệnh, nhằm tránh sự tùy tiện ban hành mệnh lệnh.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.