Thứ Bảy, 23/03/2013 19:02

Nữ sinh Pa Kô năng động

Sinh ra trong gia đình không mấy khá giả ở vùng cao A Lưới, nhưng Hồ Thị Thái Linh (sinh năm 1996) lại mang trong mình đam mê hoạt động các phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và cái tâm hướng thiện.

Năng động

Chúng tôi gặp Thái Linh khi em đang chuẩn bị tham gia đội múa cho một chương trình đoàn. Buổi chiều nhiều công việc, từ tập luyện bóng đá đến hoạt động múa nhưng khi đặt vấn đề, Thái Linh vẫn cố gắng dành thời gian gặp chúng tôi. Ngoài giọng nói đặc trưng và dễ thương của người Pa Kô, Thái Linh có làn da “không ăn nắng”, dịu dàng, nhanh nhẹn, nhiệt tình và rất thân thiện. “Em có 2 điều lạ, thứ nhất là nhiều người bảo em giống y hệt người Kinh trong khi gia đình em 100% là người Pa Kô. Thứ hai, em là một cô gái khác thường khi vừa thích múa nhưng cũng đam mê đá bóng.”, Linh chia sẻ.
Thái Linh trong chương trình tiếp sức đến trường kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua
Sinh ra ở xã vùng cao Hồng Quảng, quanh năm với nương rẫy nhưng điều đặc biệt là bố mẹ luôn quan tâm đến sở thích của em. Thuận lợi từ phía gia đình giúp Thái Linh sớm bộc lộ năng khiếu từ nhỏ. Bước vào học ở Trường tiểu học Hồng Quảng, bất kỳ chương trình văn nghệ hay phong trào thể dục thể thao nào, em đều đăng ký tham gia. Giữ niềm đam mê tận đến bây giờ, khi trở thành cô sinh viên năm thứ 2 ngành giáo dục tiểu học, Trường cao đẳng Sư phạm Huế, Thái Linh tích cực tham gia hoạt động múa cho các chương trình của Tỉnh đoàn, câu lạc bộ thanh niên xung kích, câu lạc bộ múa của trường, chương trình mùa hè xanh, tiếp sức đến trường, các giải bóng đá và nhiều hoạt động khác.
Khi còn là học sinh tiểu học, Thái Linh từng lập kỷ lục của huyện khi tâng (the) cầu một chân được hơn 800 cái trong 3 lần. Năm lớp 9, em trở thành thiếu nhi xuất sắc trong phong trào hoạt động đội. Cũng thời gian này, Thái Linh nhận được 2 huy chương bạc, 2 huy chương đồng khi đại diện cho tỉnh và huyện tham gia đá bóng ở nhiều giải bóng đá trong và ngoài tỉnh. Nữ sinh này cũng vinh dự nhận được danh hiệu Miss bóng đá Đại học Huế tổ chức tháng 5 vừa qua.
Biết nghĩ đến người khác
Cô gái Pa Kô tâm sự, ở Hồng Quảng nói riêng và A Lưới nói chung, chuyện bỏ học dường như chẳng còn xa lạ, một phần vì sức học các bạn hạn chế nhưng phần còn lại vì suy nghĩ học nhiều cũng chẳng được gì. Thái Linh nhấn mạnh, quan điểm của em khác với các bạn đó, bởi lẽ học tập không chỉ giúp em tạo dựng con đường lập thân sau này, mà còn giúp em có thêm kiến thức.
với Thái Linh, giúp người khác chính là niềm vui lớn nhất của em. “Từ khi em biết nhận thức, thấy được khó khăn của bản thân và bà con bản làng, em đã nảy sinh suy nghĩ muốn giúp đỡ người khác”. Bắt đầu với việc hướng dẫn những đứa trẻ trong xóm học, khi bước vào giảng đường cao đẳng, Thái Linh nhanh chóng đăng ký tham gia các hoạt động tình nguyện và xin gia nhập câu lạc bộ thanh niên xung kích.
Nói về ước mơ, Thái Linh nhẹ nhàng gắn sự nghiệp của mình vào tương lai của những người nghèo khổ: “Mặc dù em chưa giúp được cho xã hội nhiều nhưng em muốn tham gia công tác xã hội. Sau này ra trường, hy vọng em sẽ được may mắn trở thành giáo viên của địa phương để động viên các em nhỏ ở A Lưới cố gắng học tập, thay đổi cuộc đời chính mình và đời sống của người dân vùng cao”.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.