Thứ Tư, 26/11/2008 05:47

Thấm sử cho lớp trẻ

Mới đây, Trường tiểu học Phước Vĩnh đã có sáng kiến rất hay là tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ cho 400 học sinh xuất sắc của trường ngay tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng. Kỳ đại hội này đã trở thành một kỷ niệm khó quên trong quãng đời học sinh của các em. Thật xúc động khi thấy các em như một đàn chim nhỏ, háo hức trước hiện vật lịch sử. Lạ lẫm là những khẩu thần công bề thế, to như chân voi. Quen thuộc là chiếc mũ tai bèo dễ thương “như một bàn tay nhỏ” của anh bộ đội giải phóng quân mà các em từng biết đến qua một bài thơ từ thời vỡ lòng…


Học sinh Trường TH Phước Vĩnh tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ và tham quan tại Bảo tàng Lịch sử Cách mạng

Thầy Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, để có được những buổi dã ngoại như thế, cái khó nhất là khâu tổ chức, tập hợp, quản lý an toàn cho các em học sinh trong quá trình di chuyển và tham quan. Ngoài bố trí giáo viên, nhà trường phải cắt cử 7 chuyến xe để đưa, đón các em đến điểm tham quan… Vất vả nhưng năm nào trường cũng cố gắng tổ chức cho các em một, hai chuyến dã ngoại nhân kỷ niệm Ngày Thành lập đội, Ngày Giải phóng Thừa Thiên Huế; kết nạp đội viên mới… kết hợp với tham quan di tích lịch sử Chín Hầm, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, Đại Nội-Huế… Những chuyến ngoại khóa mới lạ, sinh động này đã giúp các em gắn kết hơn với bạn bè, trường lớp. Đây chính là cách giúp các em hiểu hơn về lịch sử, từ đó thấm sử vào mình.

Cũng với mục đích này, chương trình “xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực” trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều trường học đã phối hợp với ngành văn hóa nhận chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng trên địa bàn. Từ bàn tay nhổ cỏ, nhặt rác của các em trong các giờ lao động ngoại khóa, nhiều di tích trở nên sạch hơn, khang trang hơn. Những việc làm thiết thực ấy cũng góp phần giúp thế hệ trẻ gần hơn, gắn bó hơn với di tích, từ đó hiểu hơn, yêu hơn và có ý thức hơn trong bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

Học sinh Trường Quốc Học chăm sóc di tích Nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu
Gần đây, Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng đã có nhiều nỗ lực trong công tác xã hội hóa hoạt động bảo tàng, đặc biệt là phối hợp tổ chức nhiều hơn các cuộc trưng bày cổ vật, thu hút một lượng lớn công chúng là sinh viên, học sinh trên địa bàn thành phố Huế. Riêng bảo tàng Hồ Chí Minh, ngoài trưng bày tại chỗ, mỗi năm, đơn vị này đưa hàng chục đợt trưng bày, triển lãm về cơ sở, đến vùng sâu, vùng xa. Theo TS Trần Đức Anh Sơn, để lớp trẻ học nhanh hơn, ngấm sâu hơn lịch sử cha ông, một trong những cách tốt nhất là tạo mọi điều kiện tối đa, phối hợp giữa các bảo tàng, nhà nước và nhà trường, để các em được tiếp xúc với hiện vật lịch sử, nhân vật, tư liệu sống… Đó chính là những bài học lịch sử gần gũi nhất, dễ hiểu và dễ tiếp nhận nhất. Tuy nhiên, do nhiều lý do, hiện nay, công tác này chưa được phổ cập mạnh mẽ.
Tiểu Muội
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.