Thứ Sáu, 29/03/2013 15:11

Xã hội hóa để có thêm sân chơi tốt cho thiếu nhi

Phát huy công năng, xã hội hóa công viên, tạo khu vui chơi giải trí bổ ích, lành mạnh cho thiếu nhi sẽ góp phần hạn chế việc lấn chiếm, hoạt động sai chức năng, kém hiệu quả, lãng phí của một số công viên... ở TP.Huế.
Công viên Kim Đồng ngày càng trở nên hoang phí vì khả năng phục vụ hạn chế

Hiện toàn TP. Huế có khoảng 20.000 em thiếu nhi dưới 12 tuổi. Nhà Thiếu nhi Huế có hơn 80% các trò chơi phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, rèn luyện sức khỏe, tạo thêm nhiều tiếng cười sảng khoái phục vụ cho lứa tuổi mầm non và tiểu học, 4 trò chơi cảm giác mạnh như vũ trụ bay, thảm bay 2 chiều, đu quay quăng, đĩa bay phục vụ lứa tuổi thiếu niên.
Công viên Kim Đồng nằm trên trục đường Hà Nội (phường Vĩnh Ninh, TP.Huế) có một địa thế tốt để làm khu vui chơi giải trí nhỏ gọn, chất lượng dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Thế nhưng ít năm trở lại đây việc khai thác và sử dụng công viên này chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù có diện tích nhỏ hơn Nhà Thiếu nhi TP.Huế, nhưng xét về địa thế, mặt bằng... thì công viên Kim Đồng có vị trí rất hấp dẫn cho những nhà đầu tư phát triển thành một khu vui chơi hấp dẫn. Thực trạng hiện nay, hàng ghế đá công viên Kim Đồng đã nứt nẻ, cỏ mọc um tùm ở lối đi, gạch sân bong tróc, các đồ chơi được đầu tư tiền tỷ đã bị rỉ rét, hư hỏng do thiếu duy tu bảo dưỡng... và vẫn đang được đề nghị thanh lý với mức giá khá khiêm tốn so với số kinh phí đầu tư ban đầu (khoảng 38 triệu đồng - PV). Phải chăng đã đến lúc xã hội hóa các công viên ở TP.Huế, giao cho các doanh nghiệp, tư nhân đầu tư để tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”. Cùng với công viên Kim Đồng một số khu vui chơi giải trí khác ở Huế được đầu tư kinh phí khá lớn như: khu vui chơi giải trí Trường An (phường Trường An), công viên Nguyễn Văn Trỗi... nhưng vẫn đang tiếp tục lãng phí trong khi đó, ở 4 phường Thành Nội và hơn 10 phường vùng ven thành phố Huế vẫn đang thiếu những khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi.

Với diện tích 12.000m2, ngoài tòa nhà lớn, một phần diện tích của Nhà Thiếu nhi Huế được 3 hộ tư nhân hợp đồng đầu tư các trò chơi dành cho lứa tuổi thiếu nhi đã gần 20 năm nay. Với khoảng 30 thiết bị trò chơi, nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu vui chơi của các em nhỏ.
Bà Dương Thị Thu Thủy, Giám đốc Nhà Thiếu nhi Huế cho biết: “Hiện công suất phục vụ các khu vui chơi này đã hoạt động hết mức, nhất là các dịp lễ, tết. Nhu cầu của các cháu thiếu nhi là quá lớn, nên cần có sân chơi nhiều hơn, giảm lưu lượng cho Nhà Thiếu nhi Huế...”. Được biết, trước đây Nhà Thiếu Nhi Huế từng được đầu tư nhiều thiết bị đồ chơi, nhưng không phù hợp với nhu cầu của các cháu, sau một thời gian không hiệu quả đã giao cho tư nhân đầu tư. Vì là “con riêng của mình” nên các hộ này đã học hỏi ở nhiều tỉnh thành và tạo được những trò chơi an toàn được các cháu rất thích thú.
Hiện nhu cầu vui chơi tại các khu vui chơi giải trí ngoài trời, lành mạnh, an toàn cho lứa tuổi thiếu nhi đang tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm thuận lợi với những nhà đầu tư. Việc khai thác có hiệu quả các công viên hiện tại còn góp phần xã hội hóa các hoạt động chăm sóc, giáo dục cho thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.