Thứ Bảy, 18/05/2013 08:24

“Tôi đến Huế vì ẩm thực, tất nhiên là vậy”!

Tôi đọc về lịch sử Huế lần đầu tiên khi đến Việt Nam vào năm 2012, và sau đó, sự mải mê nghiên cứu các chi tiết của thành phố này tăng lên khiến tôi lên kế hoạch về một chuyến đi để khám phá ẩm thực…


Jodi Ettenberg

Jodi Ettenberg, người đã từ bỏ công việc luật sư ở New York để trở thành một travel – blogger kể về cuộc sống lữ hành toàn thời gian của cô một cách hài hước.  Dự định chỉ ở lại Việt Nam trong vài ngày nhưng những con người thân thiện, món ăn phong phú và cả… giao thông hỗn loạn đã níu chân blogger du lịch nổi tiếng này.

Tôi đã dành nhiều đêm thưởng thức ẩm thực miền Trung ở Sài Gòn – những con ốc to hấp sả được nhồi với thịt heo và nấm; bánh đa xúc hến – những con ngao nhỏ xíu, sả, tương ớt, phục vụ kèm với chiếc bánh tráng gạo to dùng để xúc món hải sản ngon lành này; bánh bèo - chén bột gạo nhỏ sau khi hấp trong lên, được trang trí thêm bên trên bởi tôm và da heo. Nhưng ăn tại chỗ luôn có hương vị rất khác, và các món ăn vặt trên vỉa hè ở thành phố này cũng khác nhiều so với ở thành phố kế tiếp. Tôi phải thêm điều này trong danh sách "làm gì ở đâu" của mình.

Tôi đến Huế vì ẩm thực, tất nhiên là vậy!

**********************

Trong ngày đầu tiên đến Huế, bờ Nam, tôi đi bộ băng qua cây cầu bắc ngang qua sông Hương để vào khu nội thành mờ sương ở xung quanh Đại Nội. Mục tiêu của tôi là đi tìm món bánh ép, một món ăn hình tròn nhỏ làm bằng bột sắn hoặc tinh bột sắn, được ép phẳng giữa hai tấm sắt nặng và bán ở vệ đường.


Bánh ép

Trước khi qua cửa vào nội thành, cơn đói trong tôi bùng lên dữ dội. Ở Việt Nam, một hàng bán súp (cháo, bún…) sẽ không bao giờ quá xa. Và khi đặt chân lên mặt bê tông đường Trần Hưng Đạo, chắc chắn tôi đã bắt gặp cái liếc mắt của một người dưới chiếc nón lá và mặc bộ đồ ở nhà của Việt Nam. Ở đó, ngồi trên một chiếc ghế nhựa thấp với nụ cười hạnh phúc là một bà bán Bún bò Huế theo kiểu bình dân - món súp thịt bò cay” nổi tiếng của thành phố này.

Bên cạnh bà là một trong số nhiều người chạy xe ôm. Đoán rằng tôi muốn một chuyến đi dạo, ông ta đứng dậy để chuẩn bị. Tôi lắc đầu mất kiên nhẫn với những tiếng réo trong dạ dày.

"Bún bò Huế phải không?" Tôi hỏi, chỉ tay vào nồi nước dùng bằng kim loại của bà.

Bà gật đầu trong kinh ngạc, sau đó nhìn qua người xe ôm và phá lên cười.

Cuối cùng thì tôi cũng tìm thấy tiệm bánh ép, nhưng không phải vào ngày hôm đó mà là sau khi quanh co lạng lách trên những con đường nhỏ cho đến khi màn đêm đã buông xuống.

**********************

Tôi đến thành phố Huế khá muộn từ Sài Gòn, và tỉnh dậy vào sáng hôm sau với một trận mưa lớn trút xối xả. “Thời tiết buồn”, người quản lý khách sạn nói khi nhìn ra ngoài cơn mưa, “nhưng cô vẫn có thể đi ăn!”. Đêm hôm trước, khi tôi ngồi run rẩy trong sảnh đợi để nhận phòng khách sạn, tôi được hỏi mình muốn đi thăm lăng tẩm nào, và tôi đã chuẩn bị kế hoạch như thế nào cho chuyến tham quan sắp tới. Câu trả lời của tôi là, mục tiêu chỉ đơn thuần đi lang thang và nếm thử các đặc sản của Huế, hy vọng nhận được ít cảm giác về thành phố, điều này chắc chắn không nằm trong dự đoán của khách sạn.

“Ý của cô là cô chỉ có kế hoạch để đi ăn?”, họ hỏi tôi một cách đầy hoài nghi.

“Vâng, ăn, đi bộ và khám phá các khu chợ. Nhưng, vâng, chủ yếu là ăn”.

Sự hoài nghi nhanh chóng chuyển sang sự nhiệt tình vào sáng hôm đó, lúc cơn mưa bắt đầu ngớt, tôi nhận được một danh sách gợi ý những nơi có thể đi thử.

Địa điểm đầu tiên trong đầu tôi là chợ Đông Ba. Khu chợ quả thật là một "mê cung" với những quầy hàng đầy màu sắc, được bố trí tràn ra khỏi tòa nhà bê tông hắt hiu ánh sáng lờ mờ, các gian hàng nằm khắp những con đường và ngõ ngách xung quanh chợ. Có một người phụ nữ bán gà sống và chuối, khi tôi đến gần thì nhìn thấy cô ấy đang cố gắng nhét con gà kêu quang quác vào một chiếc lưới bằng thép có hình nón.

Tôi cũng thấy cô ấy đang ăn bữa sáng, và lúc kiểng chân lên để không làm con gà sợ hãi, tôi tìm ra bữa ăn đầu tiên của tôi, đó là bánh canh, một món ăn với cua và sợi bột mì mà tôi thường ăn ở Sài Gòn.

Những ngày ở Huế, tôi theo đúng một khuôn mẫu: đi chợ buổi sáng, ăn nhẹ, ăn trưa vội vàng, ăn nhẹ, ăn bữa tối sớm. Tôi tập trung vào những món ăn nhẹ như bánh ép, món ăn mà tôi không tìm thấy trong các nhà hàng Huế quanh Sài Gòn.

*********************

Vào ngày thứ ba ở Huế, tôi lái một chiếc xe máy đi vào khu vực nội thành, và hoàn toàn bị lạc giữa những con đường hẹp. Đi qua Đại Nội khi trời tối, lá cờ đỏ bay trên bầu trời nhiều mây, nhìn lại những gợi ý về các món ăn mà tôi nhận được từ bạn bè và khách sạn, tôi cảm thấy tất cả những điều này rất quen thuộc.


Bún hến

Tôi quay về phía Đại Nội, dừng chân tại một quán bún hến (loại bún gạo với những con hến nhỏ). Những di tích của tòa nhà xung quanh gian hàng được phủ bởi một tấm thảm rêu và nấm mốc, tường vàng được bao trùm bởi rễ cây xương xẩu.

Tôi từ từ ăn bún hến trong khi trời bắt đầu mưa.

Vào ngày cuối cùng trong thành phố, thứ duy nhất mà tôi vẫn chưa tìm ra là bánh tráng trứng, một loại bánh gạo nhìn giống như 'pizza', món ăn đường phố khá phổ biến. Giống như bánh tráng nướng, món bánh tráng gạo tôi đã viết trong phần giới thiệu về Sài Gòn trước đó, gồm một miếng bánh tráng, thịt lợn, và hành tây. Sự khác biệt nằm trong phần trứng (ở Huế là cả một quả trứng gà, ở Sài Gòn chỉ là một quả trứng chim cút nhỏ) và một số các nguyên liệu khác trên bề mặt của chiếc bánh. Từng phút trôi qua, tôi bước đi trên con đường bên cạnh Đại Nội, nhìn đường phố và tìm kiếm loại bánh mãi vẫn chưa ăn được.


Bánh tráng trứng

Cuối cùng, khi tôi nghĩ mình gần như đã kết thúc một ngày, tôi bất ngờ phát hiện một biển báo nhỏ ở phía bên kia con đường cụt. Bên cạnh tấm biển báo, một giỏ hàng nhỏ đầy trứng, chuối, bánh tráng, và nhiều thứ nữa, có hai cô nữ sinh đang cười khúc khích trên chiếc ghế nhỏ.

Thành công rồi!

Nó chính xác là giòn và ngon, và cũng bởi tôi đã mất nhiều thời gian để tìm kiếm. Tôi bất chợt nhìn xuống điện thoại và giật mình. Chuyến bay trở lại Sài Gòn sẽ cất cánh trong vòng chưa đầy hai tiếng đồng hồ, còn tôi đang ở giữa những con đường xưa ẩm ướt nơi xứ Huế, và mơ màng nhai một loại bánh gạo…

Ăn gì ở đâu tại Huế

Những địa điểm dưới đây không phải là tất cả nền ẩm thực đa dạng của Huế, nhưng là những món ăn mà tôi rất thích do tôi tìm thấy khi đi trên xe máy và lang thang trong thành phố.


Bánh khoái

Nem lụi

Bánh khoái là loại bánh làm từ bột mì được nhiều người giới thiệu, thế nên tôi gợi ý một nhà hàng mà nem lụi ở đó không chứa gluten, cũng như bánh khoái chỉ được làm bằng bột gạo.

Bún thịt nướng: 224 Đinh Tiên Hoàng (Nội thành), một quán nhỏ mở cửa sau 12h00.

Nem lụi, bánh khoái và bánh bèo: Quán Hạnh, 11 Phó Đức Chính (Bờ Nam)

Bánh tráng trứng và bánh ép: 14 Lê Thánh Tôn, mở cửa từ 16h00-20h00. (Nội thành)

Cơm hến và bún hến: 27 Lê Thánh Tôn (Nội thành), một quán nhỏ mở cửa đến 20h00.


Một nồi bún bò Huế

Bún bò Huế: 38 Trần Cao Vân, chỉ mở cửa đến 9h00. (Bờ Nam).


Bánh canh

Chợ Đông Ba, món bánh canh nên ăn tại các quán bên ngoài khu vực chợ, phục vụ trong những chiếc nồi kim loại. Chọn một quán đông khách và chen vào làm một bát.

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.