Chủ Nhật, 09/06/2013 07:18

Áp dụng khoa học công nghệ trong bảo đảm ATGT

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 5 năm (2011-2015) và triển khai định hướng nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông giai đoạn 2016-2020 của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, sáng 8/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia yêu cầu các cấp, ngành, địa phương cần thống nhất phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cần tập trung trong giai đoạn 2016 - 2020 để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT).

Đánh giá kết quả đạt sau 5 năm triển khai các giải pháp đảm bảo TTATGT và 4 năm thực hiện Nghị quyết số 88 của Chính phủ, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, việc chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TPHCM có nhiều chuyển biến tích cực. Tai nạn giao thông (TNGT) liên tục giảm cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương) so với giai đoạn trước...

Một số địa phương đạt kết quả nổi bật như: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Đà Nẵng… Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TPHCM và một số trục giao thông chính đã từng bước được khắc phục.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong lĩnh vực này, đó là tình hình TTATGT tiếp tục diễn biến phức tạp trong điều kiện dân số, nhu cầu đi lại và phương tiện cơ giới tăng nhanh. Số người chết và bị thương vì TNGT còn ở mức cao. TNGT đặc biệt nghiêm trọng vẫn xảy ra mà con số gây nhức nhối là mỗi năm vẫn còn gần 9.000 người chết vì TNGT. Tình trạng xe chở quá tải trọng giảm mạnh nhưng còn diễn biến phức tạp; tình trạng ùn tắc giao thông tái diễn phức tạp tại Hà Nội, TPHCM. Vẫn còn nhiều vi phạm nghiêm trọng diễn ra trên các tuyến đường bộ, đường thủy, đường sắt...

Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục nâng cao nhận thức của nhân dân bằng các hình thức thích hợp để thay đổi hành vi của người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, phải sửa đổi, bổ sung một số quy định, áp dụng khoa học công nghệ trong bảo đảm ATGT.

Bên cạnh việc tuyên truyền, cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm để bảo đảm răn đe, hạn chế vi phạm và TNGT. Có đề án truyền thông cụ thể, có quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu người tham gia giao thông.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động phong trào thi đua bảo đảm ATGT giai đoạn 2016-2020 trong các cơ quan chuyên trách và toàn thể nhân dân.

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 là giảm 5-10% số vụ TNGT, số người chết, số người bị thương hằng năm; giảm TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến đường sắt, đường thủy nội địa, ô tô kinh doanh vận tải; tiếp tục kéo giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn (đặc biệt là Hà Nội và TPHCM) không để xảy ra ùn tắc kéo dài trên 30 phút; tiếp tục thực hiện năm ATGT hằng năm với từng chủ đề phù hợp, với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”.

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.