Thứ Bảy, 04/05/2013 15:01

Sớm triển khai các bãi đỗ xe trên địa bàn TP Huế

Huế là đô thị trung tâm của tỉnh, là Cố đô của Việt Nam, thành phố Festival và du lịch đặc sắc của cả nước nên ngoài mật độ dân cư đông (350.000 người/72km2, bình quân 4.800 người/km2 thì lượng khách đến Huế tham quan du lịch rất lớn (khoảng 2,5 triệu lượt khách/năm). Thế nhưng, hạ tầng giao thông đô thị của Huế được xây dựng từ lâu, lòng đường hẹp, chiều dài đường phố ngắn, cao độ nền đường thấp, khó khăn trong việc cải tạo và mở rộng. Bên cạnh đó, lượng xe cộ nhiều, nhất là trong những năm gần đây ô tô tư nhân (không kể các dịch vụ ô tô vận tải, ô tô du lịch và taxi) phát triển mạnh mẽ khiến cho đô thị Huế ngày càng chật chội.

Trước sức ép về số lượng ô tô phát triển mạnh, tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước đầu tư hệ thống các bến xe ra ngoài trung tâm thành phố (Bến xe phía Nam, Bến xe phía Bắc); cải tạo, nâng cấp, mở rộng Bến xe Đông Ba; xây dựng lại Bến xe du lịch Nguyễn Hoàng để phục vụ nhu cầu đỗ xe của doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, so với lượng xe ô tô nhiều như thế vẫn không đáp ứng nổi cho việc đỗ xe.

Hiện nay, đi dọc trên các tuyến đường trung tâm TP Huế như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Trần Thúc Nhẫn, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Nguyễn Thái Học, Bến Nghé, Hà Nội, Hùng Vương… vào bất cứ thời điểm nào chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp cảnh tượng xe ô tô đậu dọc đầy đường. Điều này vừa làm mất mỹ quan của TP vừa ảnh hưởng rất lớn cho việc giao thông đi lại của người dân. Anh Nguyễn Tiến Mạnh, ở Thủy Xuân, TP Huế nói rằng: “Tôi vừa mới mua chiếc xe ô tô 5 chỗ để phục vụ việc đi lại, nhiều khi dạo quanh thành phố không biết chỗ nào để đỗ xe. Đỗ hai bên đường thì ngại vì cản trở giao thông, nhưng nếu không đỗ ở đó thì chẳng biết đỗ ở chỗ nào? Mong TP Huế sớm có những bãi đỗ xe để phục vụ nhu cầu cho người dân”. Chị Nguyễn Thị Phương Chi ở huyện Phú Lộc cho biết: “Mấy dạo chở gia đình lên Huế chơi, không tìm ra chỗ nào để đỗ xe. Thấy người ta đỗ xe dọc đường mình cứ làm theo, nhưng đỗ xe kiểu này mình cũng thấy rất lo. Bởi đỗ xe dọc đường nếu có ai va chạm hư hỏng xe của mình thì cũng đành chịu, hoặc nếu công an đến lập biên bản vi phạm vì đỗ xe không đúng quy định thì cũng không thể cãi được vì mình sai. Hy vọng thời gian tới Huế có nhiều điểm, bãi đỗ xe ở trung tâm để giúp chúng tôi yên tâm khi đỗ xe”.

Nhiều năm về trước, HĐND TP Huế đã có Nghị quyết về xây dựng các điểm, bãi đỗ xe ô tô tại trung tâm thành phố, song vấn đề này đến nay vẫn chưa thực hiện được. Nguyên nhân là do kinh phí xây dựng điểm, bãi đỗ xe rất lớn, trong khi ngân sách thành phố còn hạn hẹp. Vả lại, chưa có doanh nghiệp nào mạnh dạn đăng ký tham gia đầu tư.

Trước sức ép về tỷ lệ phát triển nhanh các loại ô tô trên địa bàn tỉnh nói chung, TP Huế nói riêng, vừa qua, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04/2015/NQ-HĐND ngày 25/4/2015 về việc thông qua Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; trong đó có chỉ tiêu là đến năm 2020, xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 15 bến xe (trong đó 11 bến xe khách, 4 bến xe hàng) và 42 bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh (khu đô thị trung tâm và các đô thị, dân cư mới), điểm, khu du lịch; các thị trấn, thị tứ… Dành quỹ đất xây dựng bãi đỗ xe phù hợp với quy hoạch đô thị. Xây dựng hoàn thiện các trạm trả đón khách cho các tuyến xe buýt.

Với chỉ tiêu này, hy vọng thời gian tới, UBND tỉnh sẽ có những giải pháp, chính sách về vốn để sớm thực hiện chỉ tiêu về xây dựng các bãi, điểm đỗ xe của tỉnh nói chung, TP Huế nói riêng nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị, vừa giúp người dân có chỗ đỗ xe an toàn.

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.