Thứ Sáu, 21/06/2013 16:09

Cách làm hay từ Thủy Vân

Những năm qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thủy Vân (Hương Thủy) là cơ sở hội điển hình trong công tác hỗ trợ hội viên vay vốn, phát triển kinh tế hiệu quả, giúp nhiều chị có cuộc sống ổn định, thoát nghèo bền vững.

Xác định, việc hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, tạo việc làm tăng thu nhập cho gia đình là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm, Hội LHPN xã Thủy Vân đã ký, ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội cho chị em vay vốn. Hiện nay, tổng số vốn hội quản lý trên 9 tỷ đồng, cho hơn 600 chị vay, không có nợ quá hạn.

Chị Trương Thị Thúy Vân, thôn Vân Dương xã Thủy Vân đang chăm sóc hoa chuẩn bị phục vụ Tết

Chị Ngô Thị Ngọc Bích, Chủ tịch Hội LHPN xã Thủy Vân chia sẻ: “Để đảm bảo chị em sử dụng vốn vay đúng mục đích, trước khi cho vay vốn, cán bộ hội đến từng gia đình hội viên kiểm tra quy mô sản xuất, kinh doanh, nếu đảm bảo đủ điều kiện sẽ được vay vốn. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hội thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình hội viên sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả hay không. Ngoài ra còn tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của hội viên để từ đó có hướng xây dựng, phát triển nguồn vốn vay cho những năm tiếp theo”.

Cán bộ phụ nữ xã Thủy Vân cũng thường xuyên giới thiệu cho các hội viên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng hoa, nuôi gà bằng đệm lót sinh học, làm phân vi sinh từ bèo tây, rơm rạ… để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Vừa quan tâm tạo điều kiện vay vốn, vừa tập huấn, hướng dẫn cách áp dụng hoa học kỹ thuật vào sản xuất, Hội LHPN xã Thủy Vân đã tạo động lực cho nhiều hội viên vươn lên thoát nghèo. Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ của xã ngày càng giảm, từ trên 60 hộ năm 2013, giảm xuống còn 49 hộ năm 2015; nhiều chị còn vươn lên làm giàu. Tiêu biểu như chị Trương Thị Thủy Vân, thôn Xuân Hòa, được Hội LHPN xã tạo điều kiện cho vay 50 triệu đồng, chị đã tận dụng mảnh vườn của mình đúc chậu, trồng hoa bán Tết. Có vốn cộng với bản tính chăm chỉ cần cù và kinh nghiệm tích lũy được qua 2 năm đi trồng hoa thuê, chị Vân thu lời hàng chục triệu đồng mỗi năm từ nghề trồng hoa cảnh. Ngoài ra, chị Vân còn đầu tư chăn nuôi heo, gà, vịt và làm thêm ruộng. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình chị thu nhập trên 100 triệu đồng. Hiện nay không chỉ trả nợ, chị Vân còn xây dựng được nhà cửa khang trang, nuôi con học hành tới nơi, tới chốn. Nhìn lại thành quả của mình chị Vân phấn khởi: “Gia đình tôi được như ri là nhờ được vay vốn của Hội LHPN xã. Không riêng gì tôi, ở xã ni nhiều chị nhờ hội đã thoát nghèo”.

Tương tự, từ chỗ bán bánh dạo nhỏ lẻ, lời lãi chỉ 30-40 ngàn đồng mỗi ngày, chị Trương Thị Á, thôn Vân Dương đã sử dụng vốn vay đầu tư dụng cụ, vật liệu làm bánh bèo, nậm, lọc bỏ cho các quán ăn, nhà hàng thu lời mỗi ngày hàng trăm ngàn đồng. Chị Á bộc bạch: “Từ nhỏ tui đã thích nghề làm bánh, nhưng do khó khăn đành phải gác lại sở thích, giờ vừa thực hiện được ước mơ, vừa được nâng cao thu nhập, tôi rất vui”.

Nhiều năm nay, các nguồn vốn vay của Hội LHPN xã Thủy Vân đã góp phần không nhỏ giúp các hội viên có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, từng bước thoát nghèo vươn lên làm giàu bền vững, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.