Chủ Nhật, 17/11/2013 10:26

G7 cam kết đi đầu trong việc hiện thực hóa thỏa thuận khí hậu Paris

Các Bộ trưởng Môi trường của nhóm G7 cam kết sẽ đóng vai trò “đầu tàu’ trong việc thực thi thỏa thuận thành công ở Paris về biến đổi khí hậu.

G7 cam kết thúc đẩy đầu tư, an ninh năng lượngG7 cam kết thúc đẩy đầu tư, an ninh năng lượng

Nơi diễn ra cuộc họp tại Toyama - Nhật Bản

Sau hai ngày họp tại thành phố biển Toyama ở Nhật Bản, Bộ trưởng Môi trưởng nhóm G7 đã thông qua một tuyên bố chung trong đó khẳng định sẽ sớm hiện thực hóa hiệp ước khí hậu Paris, đồng thời tìm kiếm biện pháp nhằm đưa ra chiến lược trung và dài hạn để chống lại tình trạng ấm lên của Trái Đất trước hạn chót vào năm 2020.Ngày 16/5, các Bộ trưởng Môi trường của nhóm G7 nhóm họp tại Nhật Bản cam kết sẽ đóng vai trò “đầu tàu’ trong việc thực thi thỏa thuận thành công ở Paris về biến đổi khí hậu đạt được hồi cuối năm ngoái.

Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng môi trường Nhật Bản Tamayo Marukawa nhấn mạnh, nhóm G7 đã khẳng định ý chí chính trị mạnh mẽ rằng sẽ đi đầu trong việc triển khai các biện pháp để giải quyết vấn đề biến dổi khí hậu. Bộ trưởng môi trường nhóm G7 nhấn mạnh sự cần thiết rằng các thành phố, đô thị và khu công nghiệp ở các nước cần phải chủ động đổi mới, chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm để giúp thực hiện thành công những mục tiêu về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Hội nghị cũng thông qua một giao thức mới " Khung Toyama về tái chế vật liệu”  nhằm mục đích giảm 50% tình trạng lãng phí thực phẩm theo đầu người vào năm 2030. Khuôn khổ mới này cũng bao gồm việc tái chế rác thải từ các thảm họa thiên nhiên  và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo.

Đây là Hội nghị Bộ trưởng G7 đầu tiên kể từ khi gần 200 nước tham dự Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) cuối năm ngoái, theo đó nhất trí kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công. Ngoài ra, hiệp định cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ đôla mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hội nghị Bộ trưởng môi trường tại Toyama còn là một phần trong các cuộc đàm phán về hàng loạt vấn đề lớn toàn cầu, dự kiến sẽ được đề cập tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 diễn ra vào ngày 26 và 27 tới tại tỉnh Mie, miền Trung Nhật Bản./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Thủ tướng Nhật Bản công du châu Âu và Mỹ, trải đường cho Hội nghị thượng đỉnh G7
Thủ tướng Nhật Bản công du châu Âu và Mỹ, trải đường cho Hội nghị thượng đỉnh G7

Hôm nay (9/1), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bắt đầu chuyến công du kéo dài một tuần đến 5 nước thành viên của nhóm G7, nhằm tăng cường mối quan hệ với châu Âu và Anh, đồng thời tập trung vào liên minh Nhật - Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington trong những ngày tới, AP News và Reuters đồng loạt đưa tin cho biết.

G7 kêu gọi gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen
G7 kêu gọi gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen

Ngày 4/11, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã bế mạc sau hai ngày họp tại Munster, miền Tây nước Đức, với tuyên bố chung kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc xung đột tại Ukraine, nhất trí thiết lập một cơ chế điều phối trong G7 nhằm giúp quốc gia Đông Âu này khôi phục và bảo vệ những cơ sở hạ tầng quan trọng, qua đó giúp ổn định cuộc sống của người dân trong mùa Đông này.