Chủ Nhật, 06/07/2014 21:50

Biến đổi khí hậu ở Trung Á có nguy cơ châm ngòi xung đột trong khu vực

Suy giảm nguồn cung nước do nhiệt độ Trái đất gia tăng đang đẩy cao nguy cơ căng thẳng chính trị, SCMP ngày 6/1 dẫn lời các nhà nghiên cứu Trung Quốc cảnh báo.

Dãy núi Thiên Sơn chạy qua nhiều quốc gia ở Trung Á. Ảnh: SCMP

 

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ trung bình tăng, độ bất thường của thời tiết, khí hậu và thiên tai gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ngọt. Do đó, sự cạnh tranh về nguồn nước ngọt từ một dãy núi ở Trung Á có thể biến thành một cuộc xung đột khu vực, theo nhận định của các nhà nghiên cứu.

Tình trạng nóng lên toàn cầu và sự biến mất hoặc rút đi của các dòng sông băng ở dãy núi Thiên Sơn - “tháp nước” của khu vực - làm dấy lên nỗi ám ảnh rằng việc thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến “mối quan hệ giữa các quốc gia ở Trung Á”, báo cáo của Học viện Khoa học Trung Quốc chỉ rõ.

Ngoài việc ảnh hưởng đến mối quan hệ của các nước Trung Á, gây nguy cơ xung đột khu vực, tình hình này cũng có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng các vành đai kinh tế, SMCP đưa tin.

Trung Á là nơi khô ráo, không có biển nội địa và Thiên Sơn là dãy núi cao nhất và lớn nhất trong khu vực, chạy qua nhiều quốc gia bao gồm Uzbekistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan và khu vực Tân Cương.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ SCMP & EPA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.