Thứ Bảy, 13/03/2010 06:03

Cây trái vào thu

Hôm rồi ghé thăm cô giáo Quỳnh, cô giáo của tôi thời còn là học sinh phổ thông ở Huế, tôi bất chợt bắt gặp đĩa hoa tạo dáng bằng vỏ thanh trà được cắt tỉa lạ mắt, trông rất xinh xắn. Thấy tôi cứ chăm chú nhìn, cô giáo Quỳnh cười vui: “Đang là mùa thu, mùa thanh trà chín. Rẻ và ngon lắm, tranh thủ ăn đi kẻo hết mùa rồi tiếc. Còn đó là vỏ thanh trà, kết lại thành hoa để nhìn cho vui và còn dùng để làm thuốc”. Cái vị thuốc từ vỏ thanh trà, tôi lục tìm và tra cứu thì được biết, do chứa tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng hóa đàm, trị ho, lý khí, giảm đau. Còn nữa, nó còn được nhiều người “mê” bởi có thể dùng xoa lên da đầu để kích thích lỗ chân lông, phòng trị bệnh hói đầu hay rụng tóc. Đắc dụng thế, người già ghiền cũng phải.

Từ tháng 3 đến tháng 4, nhãn lồng Huế bắt đầu đơm bông. Một thời, trái dâu Truồi có mặt trong bàn thờ tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ. Ngày hè thật khó quên mùi mít mật nồng nàn. Thu về là mùa thanh trà chín. Cũng tầm này, cây măng cụt có nguồn gốc từ phương Nam ra hoa cho mãi đến tháng 11 thì kết trái và kéo dài đến tận tháng Chạp. Còn chừng hơn tháng nữa, khoảng tháng 10-11, là đến mùa quýt Hương Cần chín. Huế là nơi có khí hậu, thời tiết đan xen giữa hai miền nam - bắc, mưa lạnh kéo dài và mùa hè cũng nóng gắt. Thổ nhưỡng phong phú với các loại hình từ đất cát miền biển, đất thịt nơi đồng bằng rồi đến đất sỏi vùng đồi núi cao. Một thời là kinh đô của đất nước, vậy nên không có gì lạ khi nhiều loại vật nuôi cây trồng quý hiếm trên mọi miền đất nước như tụ hội về đây. Để rồi, cây trái Huế thật lạ, không thật nhiều để trở thành hàng hoá ra bắc hay vào nam nhưng lại nổi tiếng với quanh năm bốn mùa đơm hoa kết quả.

Nhãn lồng được bày bán ở chợ. Ảnh: Minh Phương

Nếu thật tinh tế vẫn dễ dàng cảm nhận về một mùa cây trái xứ Huế chín rộ vào độ thu về. Đây là thời điểm nhãn lồng Thành Nội vừa chín đến trái cuối cùng, còn ở các nhà vườn lủng lẳng bao thứ thanh trà, cam quýt… Hiểu rằng, chỉ đơn giản là “mùa chuyển tiếp từ hạ sang đông, thời tiết mát dịu dần” thì quả thật mùa thu có ở khắp nơi trên trái đất. Mùa thu xứ Huế rất khó cảm nhận. Cũng bởi thế, có người lãng mạn liên tưởng đến cái mát dịu của mùa thu đi tìm nơi trú ẩn trong vườn hoa trái nơi đây. Nhớ ai đó sành quýt Hương Cần bảo rằng, phải ăn vào dịp tháng tám - mùa thu mới cảm nhận hết hương vị của thứ cây trái đặc sản này. Đây là lúc trái chín ủ trong tiết trời nắng nóng đã dịu đi, nên mùi thơm vẫn thăng hoa mà vị ngọt lại như lắng đọng.

Và trong tôi, cũng đã nhiều năm rồi, mùa thu xứ Huế đồng nghĩa với mùa thanh trà Nguyệt Biều, Lương Quán chín rộ. Từ tháng sáu, thanh trà đã có trái chín, nhưng phải đến tháng tám mới thật ngon. Vào tháng này, các cây đại lão thanh trà mới chịu chín quả. Loại cây trái đã thành thương hiệu và hàng hoá này uống nước sông Hương, ăn đất bãi bồi sông Hương, hưởng tiết trời thu dịu mát của vùng đất xứ thần kinh nên vị càng ngon ngọt và mùi thơm càng thêm thanh khiết. Như một cảm nhận mới lạ, không chỉ ăn chơi và nếm thử, cây trái thanh trà từng là một trong nhiều của ngon vật lạ dùng để tiến cung triều Nguyễn 200 năm trước bây giờ có thể no say mỗi dịp thu về là sự khác biệt so với ký ức năm nào mẹ kể. 

Đan Duy

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.