Thứ Bảy, 08/05/2010 11:58

Cận cảnh ngã ba Sình

Hơn 500 năm trước, Dương Văn An đã biết đến ngã ba Sình. Trong tác phẩm “Ô Châu cận lục” nổi tiếng, tiên sinh họ Dương phóng tả về dòng Linh Giang: “Sông do hai nguồn Kim Trà (sông Hương) và Đan Điền (sông Bồ) đổ đến, rộng sâu vô hạn, khuất khúc hữu tình. Phía tây nam thì có đền tứ vị Thánh Nương, có trạm Địa Linh; phía đông bắc có chùa Sùng Hoá, bia Hoằng Phúc. Còn chuyên nha, phủ thự đều nối tiếp nhau ở hai bên bờ tả hữu”. Chính ngay chỗ hợp lưu “rộng sâu vô hạn, khuất khúc hữu tình” kia của Dương tiên sinh là ngã ba Sình nổi tiếng gắn với câu ca bất hủ: “Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá/ Đò từ Vỹ Dạ thắng ngã ba Sình…”.

Hơn 500 năm sau kể từ khi Dương Văn An viết “Ô Châu cận lục”, trong buổi chiều mùa thu nhạt nắng, tôi đã đi dọc theo dòng Linh Giang, rồi quay ngược trở lại làng Thanh Phước, xưa gọi là Hoằng Phước, một trong 67 làng của huyện Tư Vinh cũ, để từ đó cận cảnh ngắm nhìn ngã ba Sình từ phía dưới lên. Một cảm giác thật khó tả về cảnh trí sông nước, xóm làng như dồn tụ tất thảy về chốn này. Nếu ngã ba Tuần, nơi hợp lưu của hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch, khép lại cảnh thác nguồn hùng vĩ để mở ra một thế giới đô hội, thì ở ngay ngã ba Sình này lại tiếp tục lần cuối hợp lưu, lần này với con sông Bồ lịch sử để kết thúc hành trình 104 km của Hương Giang và 94 cây số của Bồ Giang, bởi phía trước đã là đầm phá và biển cả mênh mông.

Chạnh nhớ, hơn 700 năm trước, đám cưới của công chúa họ Trần tên gọi là Huyền Trân với vua Chăm Chế Mân mang về cho nước Việt hai châu Ô, Lý. Cũng vào thời điểm từ năm 1306 đó mở đầu cho hành trình mở cõi hành tiến về phương Nam của người dân Việt. Ngắm nhìn địa thế nơi giao hoà giữa đất liền và sông nước của ngã ba Sình này, cửa ngõ từ biển vào Thuận Hoá, có người đã nghĩ đến bước chân đầu tiên của Huyền Trân đã đặt xuống nơi đây. Đúng 100 năm sau, vào năm 1407, cũng ngay ở vùng đất ngã ba Sình này, nơi có thành Hoá Châu lịch sử ghi dấu cuộc chiến oai hùng của cha con Đặng Tất- Đặng Dung trong cuộc chiến kháng Minh do Trần Ngỗi phát động. Phảng phất trong chiều tà mênh mang miền sông nước, tôi như bắt gặp hình bóng kẻ anh hùng lỡ vận Đặng Dung với câu thơ bi hùng: “Thù trả chưa xong đầu đã bạc/ Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày”.

Dưới này Thanh Phước. Đối diện qua một nhánh sông Bồ ở sát ngay góc hợp lưu với sông Hương là làng Thuỷ Tú. Chuyện rằng, ngài Lê Đại Lang có công phò giá các chúa Nguyễn. Khi nhà chúa luận công, ông có nguyện vọng làm khai canh một làng cạnh dinh phủ Phú Xuân. Do hết đất canh tác, triều đình đã cắt cho một dải đất hẹp ở cuối làng Triều Sơn và ban cấp cho quyền được thu thuế thuỷ sản vùng mặt nước sông Hương và phá Tam Giang. “Thuỷ diện thế vi điền”, một đặc ân hy hữu. Không có nghề nào khác, một thời Thuỷ Tú nổi tiếng là làng “đánh bạc”, một kiểu thức “casino” ở ngã ba Sình. Còn bên kia dòng Hương là làng Sình nổi tiếng, địa chỉ cuối cùng về phương Nam còn lưu giữ truyền thống đấu vật, một sinh hoạt văn hoá đặc trưng của người Việt. Không xa là thành cổ Hoá Châu lừng danh và cũng không xa nữa thương cảng Thanh Hà- Bao Vinh một thời sầm uất.

Cận cảnh ngã ba Sình huyền thoại, chiều nay trong tôi đầy xúc cảm…

Đan Duy

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.