Chủ Nhật, 09/05/2010 05:34

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cuối năm

Thời gian qua, hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng trên cả nước không có giấy tờ hợp pháp bằng nhiều phương thức thủ đoạn phức tạp gia tăng, đang tiềm ẩn nguy cơ cao về lây lan các dịch bệnh, gây thất thu ngân sách, tác động xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Do vậy, pháo, thuốc nổ, xăng dầu, rượu, bia, thuốc lá, gia cầm, thực phẩm, điện thoại và máy tính bảng tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển trên các tuyến, địa bàn trọng điểm: Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Quảng Trị, TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh sẽ là các mặt hàng được tập trung mà Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa yêu cầu Ban Chỉ đạo (BCĐ) 127 T.Ư lập phương án đấu tranh có hiệu quả đối với tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là những tháng cuối năm 2012 và Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.

Để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng nói trên, theo yêu cầu của Phó Thủ tướng, BCĐ 127 T.Ư sẽ lập một số đoàn công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng như phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác này. Còn các bộ Quốc phòng, Công an, Công thương, Tài chính, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công điện và chỉ thị gần đây của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cũng như tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan.

Tại Thừa Thiên Huế, Phó Giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nguyễn Thanh cho hay, mười tháng qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả và vi phạm về chất lượng vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh... diễn biến hết sức phức tạp với những thủ đoạn tinh vi. Chẳng hạn, các đối tượng sử dụng hóa đơn chứng từ có giá trị thấp, kê khai sai giá bán nhiều lần nhằm hợp thức hóa hàng nhập lậu; xé lẻ hàng hóa, thường xuyên thay đổi địa điểm tập kết hàng hóa, giao hàng hóa vào đêm khuya, các ngày nghỉ, lễ; luôn theo dõi hoạt động của các lực lượng chức năng để tránh kiểm tra, kiểm soát; trưng bày các mặt hàng bảo đảm thủ tục và chỉ để một số lượng nhỏ hàng mẫu giới thiệu khách hàng tại quầy (hàng lậu, hàng cấm được cất giấu ở nhà hoặc kho xa địa điểm kinh doanh)... Từ đầu năm đến nay, toàn Chi cục QLTT tỉnh kiểm tra hơn 1 ngàn vụ hàng cấm, hàng nhập lậu, kinh doanh vi phạm lĩnh vực sở hữu trí tuệ, không chấp hành việc niêm yết giá hoặc niêm yết không đúng theo quy định, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm về kinh doanh, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái phép... với tổng giá trị thực hiện đạt trên 5 tỷ đồng.
 
Theo nhận định của ông Nguyễn Thanh, vài tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 nên tình hình đầu cơ, tích trữ hàng hóa, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh gia tăng với những thủ đoạn tinh vi và khó lường. Do vậy, lực lượng QLTT tỉnh xác định nhiệm vụ trọng tâm trong các tháng cuối năm là tăng cường công tác kiểm tra bình ổn thị trường hàng hóa, chống hoạt động buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, thực hiện nghiêm túc việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết trong kinh doanh - nhất là trước và trong dịp Tết cổ truyền sắp đến - nhằm duy trì sự ổn định thị trường và tạo văn minh trong thương mại.
 
                Vĩnh Cự
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.