Chủ Nhật, 20/01/2008 06:25

Mỹ thuật thế hệ mới Nhật Bản đến Huế

Hướng tới đại lễ kỷ niệm “1000 năm Thăng Long – Hà Nội”, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam giới thiệu đến công chúng yêu mỹ thuật Việt Nam triển lãm: “Hành trình tới tương lai: Mỹ thuật thế hệ mới Nhật Bản” tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh. Chiều 24-7, triển lãm đã khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, TP Huế.


Tác phẩm "Lâu đài Bonagil trong ánh mặt trời" của nghệ sĩ Nobuyuki Takahashi

Thập niên 90 của thế kỷ trước đã chứng kiến nhiều sự thay đổi của cả kinh tế lẫn chính trị trên toàn thế giới. Theo chiều phát triển đó, một số đông trong xã hội đã thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá những sự việc trong cuộc sống. Thay vì những vấn đề có tầm vĩ mô, con người bắt đầu quan tâm đến những lĩnh vực gần gũi và thân thuộc. Nghệ thuật đương đại cũng vì thế mà thay đổi theo, các nghệ sĩ đã đi theo một xu hướng mang tầm quốc tế là tập trung sáng tạo vào cuộc sống thường nhật, đề cao cảm nhận riêng tư và triết lý cá nhân. 

Đem đến triển lãm 42 tác phẩm, 11 nghệ sĩ đương đại Nhật Bản đã mang đến những tác phẩm sáng tạo theo xu hướng chung của nghệ thuật đương đại thế giới bao gồm: hội họa, điêu khắc, sắp đặt, nhiếp ảnh và video. Tất cả các tác phẩm đều được lấy cảm hứng từ cuộc sống thường nhật, phản ánh rõ nét cá tính riêng của từng nghệ sĩ, tác động mạnh mẽ đến trực quan và làm nổi bật sự đam mê trong quá trình sáng tạo.
 

Tác phẩm "Hoa và một nhà thơ" của nghệ sĩ  Nobuyuki Takahashi
 
Bước vào phòng triển lãm, người xem dễ dàng nhận thấy các tác phẩm được trải nghiệm với rất nhiều phong cách. Tất cả đều được trình bày rất ngẫu nhiên nhưng mang lại nhiều cảm xúc. Gửi một phiên bản thu nhỏ của sản phẩm đầu tay có tên gọi Căn bếp nhỏ Nhật Bản, nghệ sĩ Tabaimo sắp đặt những vấn đề xã hội nằm cạnh nhau một cách tự nhiên. Với tác phẩm này, Tabaimo không công khai chỉ trích xã hội hay đưa ra bất cứ thông điệp nào, nó chỉ đơn giản là kích thích trí tò mò và giác quan của con người.
 
 
Tác phẩm "Câu chuyện" của nghệ sĩ Atsushi Fukui
 
Trong tác phẩm Hãy cuốn phăng nó đi, nữ nghệ sĩ Yokomizo đã tạo ra 1600 bánh xà phòng. Mỗi cột xà phòng chỉ có chứa 1 hoặc 2 bánh xà phòng thật, còn lại được làmn bằng nhựa dẻo. Mặc dù bị cuốn vào không gian sinh động của tác phẩm, người xem cũng hiểu rằng, mặc dù bánh xà phòng là hình ảnh của sự sạch sẽ nhưng quá trình sản xuất lại ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đến với triển lãm, người xem còn ngỡ ngàng trước các tác phẩm được gọi là điêu khắc nhanh của nghệ sĩ Tetsuya Nakamura, tác phẩm nhiếp ảnh của nghệ sĩ Katsuhiro Saiki hay những bộ phim ngắn của nghệ sĩ Tomoyasu Murata…
 
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 24-7.
 
Tâm Vũ (giới thiệu)
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.