Thứ Hai, 05/01/2015 16:43

Xây dựng nhà máy điện chạy bằng than đốt tại Ấn Độ

Hãng tin Reuters ngày 5/7 đưa tin, Ấn Độ dự kiến đầu tư 10 tỷ USD để xây dựng các nhà máy điện chạy bằng than đốt trong vòng 5 năm tới.

Thủ tướng Ấn Độ thăm Mỹ, tăng cường hợp tác an ninh, kinh tếLãnh đạo Mỹ - Ấn Độ sắp tổ chức cuộc hội đàm đầu tiên ở WashingtonẤn Độ xác nhận trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên

Các quan chức nước này cho biết, trong giai đoạn đầu, trung tâm sản xuất điện lớn nhất Ấn Độ NTPC ( NTPC.NS ) dự kiến xây dựng 3 nhà máy mới, với công suất tổng cộng lớn hơn 5 gigawatt (GW), gần gấp đôi công suất của những nhà máy hiện có trên địa bàn. Trong trường hợp kế hoạch này được thông qua, nhà máy điện kiểu mới này có thể giúp các nhà sản xuất khí nhà kính kiểm soát lượng khí thải carbon, cùng lúc thể hiện uy tín cho cam kết của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong hiệp định khí hậu Paris.

Hình ảnh cột điện ở Mumbai, Ấn Độ.  Ảnh: Internet

Theo kết quả có được từ Viện hoạch định chính sách quốc gia Ấn Độ (NITI Aayog), hiện vẫn còn hơn 300 triệu người trong số 1,3 tỉ dân Ấn Độ vẫn chưa được tiếp cận và sử dụng nguồn điện. Khi các nhà máy điện mới được đưa vào hoạt động, dự tính mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người có thể lên đến 2.924 kilowatt/giờ vào năm 2040.

Chủ tịch cơ quan Điện lực Trung ương Ấn Độ (CEA) tuyên bố, trong thập kỷ tới, khoảng 50 GW công suất từ ​​các nhà máy nhiệt điện sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2022, đồng thời nỗ lực tận dụng các nguồn cung cấp bổ sung khác như năng lượng mặt trời, năng lượng gió...

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.