Thứ Tư, 18/02/2015 14:10

Đông Nam Á: công nhân nhấn mạnh yêu cầu tăng lương

Những ngày gần đây, tình trạng công nhân kêu gọi, yêu cầu tăng lương đang lan rộng trên hầu khắp các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài việc nâng cao quyền lợi của người lao động, động thái này cũng tạo ra nhiều áp lực cho chính phủ các nước.

Anh: Lạm phát leo thang, mức tăng lương giảmNhật Bản: Lương tăng cao nhất kể từ năm 2010Lương “nghìn đô”, Singapore vẫn thiếu lao công

 

Một công nhân ở Kuala Lumpur chuẩn bị các công tác cuối cùng để vận chuyển xuất khẩu xe ôtô. Ảnh: Nikkei News

Để thúc đẩy tiêu dùng, Malaysia và Myanmar là hai trong số nhiều nước đang tiến hành tăng tiền lương cho công nhân. 

Cụ thể, Đại hội Công đoàn Malaysia - đại diện cho toàn thể các công nhân viên trong các ngành công nghiệp chủ chốt, đang vận động các doanh nghiệp ở bán đảo Malay tăng 50% so với mức lương tối thiểu hàng tháng là 1.000 ringgit (232 USD). Hoạt động này gần như diễn ra thường niên, kể từ khi chính phủ và các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng mức lương tối thiểu vào năm 2013.

Hưởng ứng yêu cầu cấp thiết của người lao động, các hiệp hội ở Myanmar cũng kêu gọi tăng 56% mức lương tối thiểu hằng ngày lên 5.600 kyat (4,14 USD). Ở Campuchia, Thủ tướng Hun Sen cũng tuyên bố, bắt đầu từ năm 2018, quốc gia này sẽ tiến hành tăng mức lương tối thiểu hàng tháng lên thành 160 USD so với 153 USD được áp dụng hiện nay.

Nhìn chung, tăng lương sẽ thúc đẩy tiêu thụ và giúp giảm thiểu tối đa các ngành công nghiệp sử dụng quá nhiều lao động không còn phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế, nhưng trong hình hình chính trị vẫn còn bất ổn, nhiều yêu cầu vượt ra khỏi các nguyên tắc cơ bản sẽ là một rào cản lớn đối với tiến trình đầu tư của một lượng lớn doanh nghiệp nước ngoài.

Đan Lê (Lược dịch từ Nikkei News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Niềm vui nho nhỏ
Niềm vui nho nhỏ

Những bước đi đầu tiên của năm Quý Mão với tôi, một người mẹ, một bà giáo già có nỗi bồi hồi, niềm hạnh phúc nho nhỏ, lặng thầm như thế đó. Và tôi muốn đem gửi tặng câu chuyện nhỏ này cho những ai yêu quý mùa xuân.