Thứ Năm, 26/02/2015 14:51

"Bão số 7 sẽ hút áp thấp nhiệt đới, vùng ảnh hưởng ở Bắc Bộ rộng hơn"

"Bão số 7 được dự báo không mạnh bằng cơn bão số 6, sau khi vào Biển Đông bão duy trì ở cấp 8, di chuyển với tốc độ khoảng 30 km/h. Từ 1h-7h sáng 27/8, bão số 7 mạnh lên cấp 10. Do tồn tại một áp thấp nhiệt đới ở khu vực giữa Biển Đông, bão số 7 sẽ hút cơn áp thấp này nên di chuyển lệch xuống phía nam một chút, do đó vùng ảnh hưởng của bão ở Bắc Bộ sẽ rộng hơn".

Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí tượng hạn ngắn (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương) tại cuộc họp ứng phó với bão số 7 và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tại trụ sở Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) vào sáng nay (26/8).

Ông Trần Quang Hoài lưu ý: Các địa phương không được chủ quan với bão số 7

Tại cuộc họp trên, ông Hưởng cho biết, sáng nay bão Pakhar đã vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2017.

Bão số 7 được nhận định là không mạnh bằng cơn bão số 6, nhưng ở khu vực giữa Biển Đông đang xuất hiện một áp thấp nhiệt đới; dự báo, bão số 7 sẽ hút cơn áp thấp nhiệt đới này và di chuyển dịch xuống phía Nam.

Ông Hưởng phân tích tiếp, do di chuyển dịch xuống phía Nam nên mặc dù được dự báo là sẽ đổ bộ vào đất liền Trung Quốc nhưng vùng ảnh hưởng của bão gây mưa ở Bắc Bộ nước ta sẽ rộng hơn.

"Do ảnh hưởng của bão số 7, mưa diện rộng sẽ xảy ra ở vùng núi và trung du Bắc Bộ. Mưa bắt đầu từ ngày 28/8 đến hết ngày 30/8, tổng lượng mưa đo được tại khu vực này là 80-150mm; vùng núi là 150-200mm, có nơi trên 300mm" - ông Hưởng cho biết.

Nói về cơn áp thấp nhiệt đới ở khu vực giữa Biển Đông, ông Hưởng thông tin: Áp thấp nhiệt đới sẽ không có khả năng mạnh lên, chỉ tồn tại khoảng 24 giờ, sau đó bị bão số 7 hút vào.

Về công tác kêu gọi tàu, thuyền vào bờ và di chuyển khẩn cấp vào nơi tránh trú bão an toàn, đại diện Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: Đối với bão số 7, qua theo dõi trên hệ thống Movimar, tính đến 6h ngày hôm nay (26/8), không có tàu thuyền nào nằm trong vùng ảnh hưởng và dự kiến bão số 7 đi qua.

Còn đối với áp thấp nhiệt đới, cùng thời điểm quan sát có 11 tàu hoạt động gần khu vực ảnh hưởng và dự kiến áp thấp nhiệt đới đi qua.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ đội Biên phòng và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn thông tin, đã thông báo tới các đơn vị biết hướng đi của bão số 7 và hoạt động của áp thấp nhiệt đới để chủ động các phương án đối phó.

Đại diện tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tính đến sáng nay (26/8), các hồ chứa thủy điện ở khu vực phía Bắc và dọc miền Trung đều ở mức an toàn. Riêng các hồ thủy điện ở khu vực miền Trung mà dự báo sẽ bị ảnh hưởng mưa bởi áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông thì mực nước đều dưới mức cho phép.

Kết luận cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) lưu ý: Mặc dù bão số 7 được dự báo là sẽ không vào đất liền nước ta, nhưng vùng ảnh hưởng gây mưa lớn ở Bắc Bộ sẽ rộng hơn.

Đặc biệt, miền núi phía Bắc vừa xảy ra mưa lớn do hoàn lưu bão số 6 gây ra, nên đất đá khu vực này đã "ngậm" đủ nước nên thời gian tới nếu có mưa sẽ rất dễ xảy ra sạt lở đất, lũ quét và các rủi ro khác.

Ông Hoài nhấn mạnh, các Bộ, ngành và các địa phương cần tập trung ở mức cao nhất, không được chủ quan; thường xuyên theo dõi sát diễn biến của bão số 7 và áp thấp nhiệt đới để có những chỉ đạo, ứng phó kịp thời.

Trung tâm dự báo cần đưa ra những bản tin sát với thực tế hơn nữa, để từ đó Bộ, ngành liên quan sẽ đưa ra những chỉ đạo đúng và trúng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão.

Theo Dân trí

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khả năng sắp xuất hiện bão trên Biển Đông
Khả năng sắp xuất hiện bão trên Biển Đông

Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, theo nhận định của Trung tâm, sáng 23/9, áp thấp nhiệt đới có vị trí ở khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 132,2 độ Kinh Đông, cách đảo LUZON (Philippines) khoảng 1.200 km về phía Đông, cường độ gió cấp 7, giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới đi về phía Tây và có khả năng mạnh lên thành bão với xác xuất trên 80%.

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Ngày 9/8, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 23/CĐ-QG gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.

Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Ngày 29/6, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành Công điện số 16/CĐ-QG gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, và các cơ quan thông tấn, báo chí.

Chủ động lên phương án phòng chống bão RAI
Chủ động lên phương án phòng chống bão RAI

Ngày 15/12, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết đã có công điện gửi các địa phương, chủ hồ đập về ứng phó với áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (tên quốc tế là RAI).