Thứ Bảy, 28/03/2015 05:46

Nữ doanh nhân thời hội nhập

Thừa Thiên Huế hiện có trên 5.000 doanh nghiệp (DN), trong đó, khoảng 35% DN do phụ nữ quản lý. Nữ doanh nhân chiếm khoảng 35% trong lĩnh vực dịch vụ- lĩnh vực có sự phát triển mạnh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Hương Liên (đứng đầu ) cùng du khách tham gia tour I love Hue

Dám nghĩ, dám làm

Tôi gặp Nguyễn Thị Hương Liên, cô gái mạo hiểm khởi nghiệp năm 21 tuổi với số vốn 100 USD và sau 2 năm trở thành giám đốc Công ty TNHH MTV I love Hue trước thềm hội nghị “Đối thoại chính sách cao cấp về Phụ nữ và Kinh tế trong năm APEC 2017” được tổ chức tại Huế từ 26-29/9 và Liên vinh dự là một trong những đại biểu của Việt Nam được tham gia hội nghị.

Hương Liên kể: Từ tour I Love Hue ban đầu, đến nay, chị còn cho ra đời tour du lịch “I love Hoi An”, đồng thời, mở quán cà phê dành cho người câm điếc và đang đưa tour này đến TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và ấp ủ dự định mở rộng ra các nước.

Điều thú vị ở I love Hue là đa phần nhân sự hiện có (50 người) là nữ. Lý do được giám đốc 24 tuổi đưa ra là “vì mình mong muốn truyền ngọn lửa đam mê trong cuộc sống cho các bạn nữ bằng chính hoạt động của bản thân”. Khi được hỏi về hành trang chuẩn bị cho hội nhập của DN, Hương Liên vui vẻ cho hay: “Với một đội ngũ trẻ, ngoài yêu cầu phải thông thạo tiếng Anh, tôi đặt mục tiêu hàng đầu là sáng tạo. Ngoài kinh nghiệm, quan trọng là đam mê vì có đam mê mới có sáng tạo”.

Chọn lối đi riêng cho DN khi đầu tư tâm sức và tiền tỷ trong hơn 3 năm với ước mơ đưa nông sản hữu cơ an toàn đến người tiêu dùng, đến nay, sản phẩm của Công ty Hữu cơ Huế Việt đã có mặt ở thị trường trong và ngoài tỉnh. Giám đốc Nguyễn Thị Huệ chia sẻ: Ngoài các sản phẩm gạo hữu cơ, rau, củ, quả, thịt heo, sữa gạo lứt... mới đây, công ty còn sản xuất thành công gạo lứt và các loại ngũ cốc nảy mầm nhằm cung cấp cho thị trường. Để đẩy mạnh phát triển, mở rộng thị trường, công ty đã đầu tư nhà kính trồng rau tại trang trại, xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo khép kín, đăng ký công bố chất lượng, nhãn hiệu (sữa gạo lứt), đăng ký “tem an toàn”, kiểm nghiệm sản phẩm, liên kết sản xuất với các hộ nông dân, các doanh nghiệp... “Tôi còn dự định mở một quán bún Huế “hữu cơ” mà ở đó, tất cả các nguyên liệu từ rau, bún, thịt.. đều là sản phẩm do công ty sản xuất”.

Đóng góp cho tăng trưởng chung của tỉnh

Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nữ Thừa Thiên Huế, Giám đốc Công ty TNHH Volga Việt Nga Đặng Thị Thùy Dương cho hay: Những năm gần đây, tại Thừa Thiên Huế, DN do phụ nữ làm chủ không còn “thu mình” như trước. Nhiều chị em đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp do mình làm chủ (từ những hộ kinh doanh cá thể). Các nữ doanh nhân cũng đã năng động học hỏi, đổi mới phương thức kinh doanh, cách thức cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các loại hình kinh doanh đa dạng, phong phú, chất lượng cao đang hình thành và phát triển, đóng góp không nhỏ vào GDP chung của tỉnh. Đáng chú ý, doanh nhân nữ cũng là lực lượng quan trọng trong hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện. Hàng năm, các doanh nhân nữ đã đóng góp tiền, quà trị giá hàng tỷ đồng cho các gia đình chính sách, người nghèo, vùng thiên tai...

 Theo đánh giá của các DN, các chủ trương, chính sách của tỉnh thông thoáng, tạo điều kiện cho DN phát triển như: hỗ trợ về vốn, thủ tục hành chính, cung cấp thông tin, tuyên truyền, đào tạo kỹ năng quản lý... Các chương trình đồng hành cùng DN của tỉnh góp phần tháo gỡ nhiều vướng mắc mà DN đang gặp phải hiện nay.

“Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn những khó khăn từ nhiều phía mà doanh nhân nữ đang phải đối mặt để hội nhập thuận lợi. Trong đó, với DN vừa và nhỏ, DN khởi nghiệp thì khó nhất vẫn là thiếu vốn. Với DN lớn hơn thì ngoài vốn để đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao”, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nữ Đặng Thị Thùy Dương cho biết.

Liên Minh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.