Thứ Sáu, 10/04/2015 07:00

Cảnh báo về khủng hoảng dinh dưỡng ảnh hưởng đến 165.000 trẻ em ở Mali

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc ( UNICEF ) tuyên bố trong trường hợp bạo lực và bất bình ổn tiếp tục xảy ra, khả năng cao sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng về dinh dưỡng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tương lai của hàng ngàn trẻ em tại Mali.

UNICEF báo động tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh tật ở trẻ em SomaliUNICEF: 1,4 triệu trẻ em châu Phi đối mặt với nạn đói nghiêm trọngLHQ: 1/3 dân số thế giới đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡngHàn Quốc tổ chức cuộc đua marathon gây quỹ giúp trẻ emMỹ: Suy dinh dưỡng liên quan bệnh lý gây tổn thất 15,5 tỷ USD/năm

Theo kết quả từ một báo cáo được công bố ngày 9/10 cho thấy, ước tính vào năm 2018, số lượng trẻ em mắc hội chứng suy dinh dưỡng tại Mali (một quốc gia nghèo ở châu Phi) sẽ tăng lên đến 165.000 trẻ.

Một bé gái suy sinh dưỡng được chăm sóc tại trung tâm Y tế Bellafarendi. Ảnh: UN News

Cụ thể, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại những khu vực thường xuyên xảy xung đột như Timbuktu và Gao đang ở mức cao, với số liệu ghi nhận lần lượt là 15,7% và 15,2% . Đây là con số đáng báo động, được cảnh báo ở mức “đỉnh điểm” theo danh sách quy mô phân loại của tổ chức UNICEF. Ngoài ra, tình trạng suy dinh dưỡng cấp tích cũng được ghi nhận ở các vùng Kayes với tỷ lệ 14,2%; Taoudéni 14,3%, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng trung bình quốc gia chỉ vào khoảng10,7%.

Các trẻ em mắc hội chứng này thường gặp phải những tổn thương cơ rất nghiêm trọng, trong lượng cơ thể và sức đề kháng ở mức thấp, nguy cơ tử vong cao gấp 9 lần so với các bạn đồng trang lứa bình thường khác.

Được biết, nguyên nhân chính của vấn đề này là tình hình bạo loạn và bất bình ổn trong khu vực dẫn đến sự thay đổi trong dân số, làm gián đoạn các dịch vụ xã hội ở khu vực miền bắc Mali. Ngoài ra, các yếu tố khác như chất lượng thực phẩm, nguồn nước cũng là một trong những tác nhân gây nên các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, suy hô hấp, sốt rét, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ em.

Đối mặt với vấn nạn này, Chính phủ Mali khuyến cáo các bà mẹ nên tuyệt đối chú trọng công tác chăm sóc trong khoảng thời gian 1.000 ngày từ khi trẻ sinh ra, bằng cách áp dụng các biện pháp như cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ, nhằm ngăn chặn tối đa sự lây lan của mầm bệnh.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNICEF 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023

Một loạt các cuộc khủng hoảng có mối liên hệ với nhau được dự báo sẽ tác động lớn đến trẻ em vào năm 2023. Một báo cáo vừa được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố đã nêu chi tiết những xu hướng sẽ định hình cuộc sống của các em trong những tháng tới.

UNICEF khởi động sáng kiến ​​khí hậu mới tập trung vào trẻ em
UNICEF khởi động sáng kiến ​​khí hậu mới tập trung vào trẻ em

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ngày hôm nay (16/11) khởi động một sáng kiến ​​​​tài trợ khí hậu mới, được thiết kế nhằm hỗ trợ các quốc gia giải quyết những tác động hiện tại và ngày càng tăng của cuộc khủng hoảng khí hậu, đồng thời đối phó tốt hơn với các thảm họa này.

LHQ cảnh báo các chiêu thức tiếp thị sữa công thức trẻ em gây nhiều lầm tưởng
LHQ cảnh báo các chiêu thức tiếp thị sữa công thức trẻ em gây nhiều lầm tưởng

Theo một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF), các bậc phụ huynh và phụ nữ mang thai trên thế giới đang phải tiếp xúc với các chiến dịch tiếp thị rầm rộ sữa công thức dành cho trẻ em một cách quá mức, đặt ra rào cản đối với việc cho con bú sữa mẹ.