Thứ Tư, 15/04/2015 07:15

Nhật Bản đau đầu vì khan hiếm vaccine cúm

Hãng thông tấn WorldNews ngày 14/10 đưa tin, do sự chậm trễ trong quá trình sản xuất, nhiều khả năng Nhật Bản sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt một lượng lớn vaccine cúm vào mùa đông năm nay.

Đưa vào sử dụng chủng vaccine phòng bệnh thương hàn cho trẻ sơ sinhWHO: 1/10 trẻ sơ sinh không được tiêm chủng trong năm ngoáiSau lệnh cấm thịt bò của Mỹ, ngành chăn nuôi Brazil kêu gọi thay đổi việc tiêm chủngVaccine 2 liều chống Ebola cho phản ứng tốtHàn Quốc thành lập nhà máy vaccine phòng bệnh lở mồm long móng vào năm 2020

Dự kiến số lượng vaccine cúm được cung cấp sẽ vào khoảng 25,28 triệu đơn vị, tương đương với 50,56 triệu liều, thấp hơn khoảng 1,14 triệu đơn vị so với dự tính ban đầu và được đánh giá là mức cung thấp thứ hai trong vòng 10 năm qua.

Nhật Bản đau đầu vì khan hiếm vaccine cúm. Ảnh: WorldNews

Nguyên nhân chính của sự chậm trễ trong công tác sản xuất vaccine là do Viện các bệnh truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản (NIID) buộc phải thay đổi một trong bốn chủng vaccine đã được chọn để sản xuất, vì tác dụng chậm.

Được biết, dịch cúm ở quốc gia này thường bùng phát trong gia đoạn từ tháng giêng đến tháng hai. Do đó, hầu hết người dân sẽ ồ ạt tiêm phòng vào hai tuần lễ giữa tháng mười hai, để hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh. Tuy nhiên, lượng vaccine trong năm nay dự kiến sẽ đạt đỉnh vào tuần thứ ba của tháng mười hai, chậm hơn so với thường lệ.

Vì vậy, Bộ Y tế Nhật Bản yêu cầu các tổ chức y tế cấp địa phương cần đảm bảo công tác quản lý, để nguồn vaccines được cung cấp một cách hợp lý cho người dùng.

Ngoài ra, Một quan chức của Bộ Y tế Nhật Bản cũng cho biết thêm: "Chúng tôi yêu cầu những người dân từ 13 tuổi trở lên chỉ sử dụng một liều vaccine cho mùa đông năm nay, thay vì hai liều như các năm trước. Trong trường hợp mỗi cá nhân chỉ sử dụng một liều vaccine, có thể số lượng người dân đi tiêm chủng sẽ gần như đạt mức tương đương với mùa trước”.

Đan Lê (Lược dịch từ WorldNews)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.