Thứ Sáu, 08/05/2015 15:57

Nhiều vùng ở Phong Sơn vẫn bị chia cắt

Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của mưa lũ. Đến ngày 8/11, nhiều thôn trên địa bàn vẫn còn bị chia cắt.

Đường huyết mạch nối từ Quốc lộ 1A, theo Tỉnh lộ 11B đến xã Phong Sơn, đoạn đập Ông Vàng dài khoảng 700m vẫn ngập sâu 0,5 - 0,8m. Các phương tiện không thể đi qua đoạn này. Nhiều người phải dắt bộ hoặc đi bộ xe qua, rất vất vả và nguy hiểm. Nhiều đoạn đường liên thôn, liên xóm của các thôn Phổ Lại, Tứ Chánh, Phe Tư nước vẫn còn ngập sâu gây chia cắt. Người dân muốn đi thì chỉ còn cách đi qua đường 73 của xã Phong Xuân để ngược trở về xã.

Để về các thôn Phổ Lại, Tứ Chánh, phải nhờ đến ghe đuôi tôm của xã. Sau 15 phút lênh đênh trên biển nước, chúng tôi cũng về được thôn Tứ Chánh. Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng thôn Tứ Chánh cho biết, toàn thôn có 210 hộ dân sinh sống. Đến nay vẫn còn 10 nhà ngập trong nước. Riêng đợt lũ trong ngày 5 đến ngày 6/11, có 50% hộ dân bị ngập sâu từ 1m - 2m. Những hộ này đều quen với lũ lụt nên đã cảnh giác, kê cao tài sản trước khi lụt về. Vì vậy, không bị thiệt hại nhiều về tài sản. Mỗi khi lũ về, người dân trong thôn đều giúp nhau, nhát là những hộ thấp lụt kê tài sản lên cao. Khổ nhất cho người dân là vấn đề điện. Đến nay, thôn Tứ Chánh vẫn chưa có điện. 

Nhiều nhà ở thôn Tứ Chánh vẫn ngập trong nước lũ. Ảnh: Hải Huế

Tại thôn Phổ Lại đến nay nước đã rút hết ra khỏi nhà dân, nhưng thôn vẫn còn bị chia cắt. Nhiều đường liên thôn, liên xóm vẫn còn ngập sâu trong nước.

Bà Lê Thị Mùa đang làm lại móng nhà sau mưa lũ. Ảnh: Hải Huế

Tại thôn Sơn Bồ, lũ qua đi nhưng đã làm hư hỏng nặng cống Sơn Bồ, là con đường độc đạo giúp người dân ra đường chính. Mấy ngày lũ thôn bị chia cắt hoàn toàn. Nay, nước đã rút nên người dân tự làm con đường mòn phía dưới cống Sơn Bồ để đi. Bà Lê Thị Mùa, người dân thôn Sơn Bồ cho biết, do lũ đã làm nhà bà suýt bị sập. Bà phải xúc cát, gia cố lại móng nhà, nhằm an toàn trong mùa mưa. Không riêng gì hộ bà Mùa, toàn thôn Sơn Bồ có 50 hộ dân đều bị chia cắt đường đi trong mưa lũ. Người dân mong Nhà nước đầu tư làm lại đường cống Sơn Bồ để người dân được thuận tiện trong đi lại.

Nhiều nhà dân ở Phong Sơn vẫn ngập trong biển nước. Ảnh: Hải Huế

Được biết, Công Sơn Bồ được xây dựng hoàn thành từ 1 tháng trước với kinh phí gần 500 triệu đồng. Nay, mưa đã sói lở cả 2 bên cống, rất nguy hiểm. Người dân chỉ còn cách tạo đường mòn dưới chân cống để đi lại.

Cống Sơn Bồ là con đường độc đạo của thôn Sơn bồ bị sói lở. Ảnh: Hải Huế

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho biết, đến nay, toàn xã vấn còn nhiều vùng ngập sâu trong nước. Xã vẫn chưa thống kê được thiệt hại do mưa lũ gây ra.  Sau lũ, chính quyền địa phương sẽ tập trung xử lý vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng ở trường mầm non và khu vực chợ. Tiếp đó sẽ vệ sinh, tiêu độc khử trùng ở trường tiểu học và khu vực dân cư. Về giao thông phối hợp với các thôn tổ chức dọn dẹp, khai thông các tuyến đường cho bà con nhân dân thuận tiện trong đi lại. Về sản xuất nông nghiệp, nắm lại tình hình giống cây trồng, vật nuôi phục vụ cho vụ Đông-Xuân năm 2017-21018, giúp bà con trên địa bàn xã ổn định cuộc sống sau lũ.

Đò xã giúp chở dân qua đoạn đường ngập nước. Ảnh: Hải Huế

Hải Huế

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hoạch sắn chạy mưa bão
Thu hoạch sắn chạy mưa bão

Từ sáng sớm, các vùng trồng sắn đã rộn ràng tiếng người. Tranh thủ trời tạnh ráo, nông dân tích cực nhổ, gom sắn và bán cho thương lái trong ngày. Mọi người xác định làm đến tối để kết thúc công việc trước khi trời chuyển mưa.

Cục Quản lý thị trường trồng 2 500 cây mai vàng tại xã Phong Sơn
Cục Quản lý thị trường trồng 2.500 cây mai vàng tại xã Phong Sơn

Hoạt động này được Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh phối hợp với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Phong Điền, UBND xã Phong Sơn tổ chức sáng 11/3 nhân kỷ niệm 71 năm ngày truyền thống ngành Công thương và 65 năm ngày truyền thống lực lượng QLTT.