Thứ Sáu, 08/05/2015 22:06

Myanmar: Động thái của Liên Hiệp quốc có thể gây tổn hại các cuộc đàm phán với Bangladesh

Myanmar cho biết hôm thứ tư rằng tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc về cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya có thể “làm hại nghiêm trọng” đến các cuộc đàm phán của nước này với Bangladesh về việc hồi hương hơn 600.000 người đã chạy trốn tới Bangladesh để thoát khỏi một cuộc đàn áp của quân đội Myanmar.

Những đứa trẻ tị nạn Rohingya chờ hàng tuần để được nhận thức ăn tại trại tị nạn tạm thời Palongkhali ở Bangalore, Bangladesh. Ảnh: REUTERS/Mohammad Ponir Hossain

Trong một tuyên bố hôm thứ hai, Hội đồng Bảo an đã yêu cầu Myanmar “đảm bảo không sử dụng quá mức lực lượng quân đội” và bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc đến các báo cáo về vi phạm nhân quyền và lạm dụng ở bang Rakhine State”.

Đáp lại tuyên bố này, nhà lãnh đạo nắm thực quyền của Myanmar, bà Aung Sang Suu Kyi, nói những vấn đề mà Myanmar và Bangladesh phải đối mặt chỉ có thể được giải quyết song phương, một điểm mà bà nói là bị bỏ qua trong bản tuyên bố của Hội đồng Bảo an.

Thanh Vân (lược dch t Newasia, Reuters, Todayonline)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

[Infographics] 50 năm quan hệ quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bangladesh
[Infographics] 50 năm quan hệ quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bangladesh

50 năm kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (11/2/1973-11/2/2023), quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa Việt Nam và Bangladesh đã có bước phát triển to lớn về mọi mặt, từ chính trị, kinh tế, thương mại cho đến văn hóa, giao lưu nhân dân.

COP15 Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt
COP15: Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt

Các nhà đàm phán tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ thiên nhiên ngày 18/12 đã thống nhất một thỏa thuận toàn cầu mới, có khả năng bảo vệ 30% đất và biển trên thế giới vào năm 2030, với hàng trăm tỷ USD được huy động để hướng tới mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và các giống loài.