Thứ Bảy, 13/06/2015 15:25

Có gì ở Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu?

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón tiếp ít nhất bốn nhà lãnh đạo thế giới, ba thị trưởng và thống đốc bang California tại một sự kiện ở Paris vào thứ ba tuần này nhằm tiếp sức sống cho cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Mỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậuLHQ cảnh báo nguy cơ gia tăng tình trạng tử vong do nắng nóngLHQ: Vùng Caribbean cần tăng cường nỗ lực để ứng phó hạn hán

Các công ty từ nhà phát triển phần mềm Microsoft cho đến hãng bảo hiểm AXA SAare thông báo các sáng kiến giúp kiểm soát ô nhiễm, và các nhà đầu tư sẽ tham gia cùng Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney để đưa ra bức tranh rõ ràng hơn về các rủi ro liên quan đến khí hậu. Sự kiện này đánh dấu lần kỷ niệm thứ hai của Hiệp định Paris lịch sử, nơi gần 200 quốc gia đã cam kết sẽ cắt giảm phát thải nhiên liệu hóa thạch.

Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường, trong đó có cháy rừng trên diện rộng như ở California hiện nay. Ảnh: wired.co.uk

Sau đây là những điều gây chú ý dư luận:

Tài chính khí hậu

Tham vọng của Macron là vận động các khoản tài trợ mới cho môi trường, nhằm củng cố cam kết đưa ra vào năm 2009 của các quốc gia công nghiệp nhằm thúc đẩy nguồn viện trợ cho các dự án liên quan đến khí hậu ở các nước đang phát triển lên 100 tỷ đô la một năm vào năm 2020. Số liệu về ngân sách khí hậu mới nhất từ Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đưa ra vào năm 2014 là 62 tỷ USD. Một nguồn viện trợ tiền mặt không hề nhỏ có nguy cơ mất đi rất rõ ràng khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận Paris. Những ngân hàng, công ty và nhà đầu tư đang phát triển được hy vọng có thể giúp lấp đầy khoảng trống ngân sách.

Danh sách các nước dẫn đầu về cam kết tài trợ cho quỹ chống biến đối khí hậu. Nguồn: Bloomberg

Giá carbon

Trong nhiều thập kỷ, LHQ đã đẩy mạnh việc định giá khí thải CO2 như một công cụ tài chính để kiềm chế ô nhiễm, tuy nhiên tiến trình này vẫn còn đang gặp nhiều trở ngại. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, ông đang cố gắng thuyết phục các quốc gia khác giúp tăng gấp ba mức giá carbon. Macron muốn một mức giá tối thiểu được đưa ra trên thị trường. Ủy ban Liên minh châu Âu thì phản đối biện pháp đó và đang tìm cách liên kết kinh doanh với các thị trường mới nổi như Trung Quốc và California. Maros Sefcovic, Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng tại ủy ban, sẽ đưa ra quan điểm của ông tại cuộc họp sắp tới.

Các sáng kiến được công bố

Pháp sẽ lôi kéo sự chú ý vào ít nhất 12 dự án làm sạch khí thải và Ủy ban châu Âu có 10 sáng kiến riêng để thảo luận về cách hiện đại hoá ngành năng lượng của khu vực. Giám đốc chính sách tài chính Valdis Dombrovskis của ủy ban sẽ giải trình cách huy động các quỹ tư nhân và mang về 179 tỷ euro mỗi năm cho các khoản đầu tư cần thiết để đạt được các mục tiêu trong Hiệp định Paris. Theo Tập đoàn We Mean Business, gần 1.200 công ty đã điều chỉnh chính sách của họ phù hợp với Thỏa thuận Paris, và 118 công ty khác đã cam kết nhập khẩu năng lượng từ các nguồn tái tạo. Theo tính toán, các cam kết từ 26 trong số 100 công ty gây ô nhiễm hàng đầu và cam kết mới đưa ra từ 640 công ty có tổng giá trị thị trường là 15,5 nghìn tỷ USD.

Các bước đi minh bạch

Carney đã được Nhóm quốc gia G20 yêu cầu để dẫn dắt việc thúc đẩy các công ty minh bạch hơn về những rủi ro mà họ phải đối mặt từ biến đổi khí hậu. Được sát cánh trợ bởi các nhóm nhà đầu tư và ít nhất một công ty bảo hiểm (AXA SA), Carney sẽ nói về dự án của mình và giải trình về các thế mạnh và cản trở trong các nỗ lực sắp tới.

Thế Vĩnh (Lược dịch từ Bloomberg)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.