Chủ Nhật, 21/06/2015 10:44

6 báo cáo trình bày tại hội thảo về ứng dụng công nghệ sinh học

Sáng 21/12, Viện Công nghệ Sinh học – Đại học (ĐH) Huế tổ chức Hội thảo Quốc tế năm 2017 “Ứng dụng công nghệ sinh học: Chuyển giao từ phòng thí nghiệm ra sản xuất”.

Chuyển giao công nghệ và giới thiệu sản phẩm khoa học – công nghệ mớiKhai mạc Hội thảo quốc tế “Công nghệ sinh học châu Á: nghiên cứu và ứng dụng

Các đại biểu từ ĐH Huế và các ĐH của Đài Loan tặng quà và cùng chụp ảnh lưu niệm

Hội thảo thu hút 6 báo cáo trình bày trực tiếp: Kỹ thuật mới trong tinh sạch protein; Quy mô hóa sản xuất trong hệ lên men hiếu khí; Phát triển vaccine có nguồn gốc thực vật sử dụng hệ thống biểu hiện nhanh; Sản xuất đồng phân quang học của axit lactic từ Escherichia coli đường ruột; Cơ chế hoạt động và ứng dụng của siRNA trong điều trị bệnh hen suyễn; Nghiên cứu phân lập, tính chất và tiềm năng biệt hóa thành tế bào tim của tế bào gốc phôi thai tim.

Ngoài ra, cũng có 14 báo cáo được trình bày dưới hình thức báo cáo treo (poster).

Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học ở ĐH Huế cũng như các trường ĐH, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý và doanh nghiệp gặp gỡ, thảo luận và trao đổi với các giáo sư đến từ ĐH Quốc gia Chung Cheng và ĐH Công nghệ Ming Chi, Đài Loan.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

50 năm Hiệp định Paris Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam
50 năm Hiệp định Paris: Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài
Làm sao để mỗi người nghĩ đến Huế là nghĩ đến xứ sở áo dài

Đó là mong muốn của ông Phan Thanh Hải – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao khi nói về vấn đề phục hưng áo dài tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị áo dài thời Nguyễn trong đời sống đương đại, xây dựng Huế trở thành kinh đô áo dài Việt Nam” diễn ra chiều 22/12.

Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Thừa Thiên Huế là địa phương đầu tiên tham gia đấu giá cổ vật ở nước ngoài, có cả thất bại và thành công. Có thể thấy thủ tục, quy định khi mua cổ vật phải trải qua rất nhiều công đoạn như thành lập hội đồng xét duyệt, thẩm định giá trị, niên đại, lai lịch của hiện vật, đàm phán về mức giá… tạo ra sự chậm trễ, khó khăn trong quá trình đấu giá để đưa các cổ vật có giá trị về nước.