Chủ Nhật, 12/07/2015 14:49

Nâng cao hiệu quả giám sát quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường

Sáng 12/1, tại TP. Huế, Hội đồng Dân tộc Quốc hội tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu, đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.

Quốc hội cần giám sát việc hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núiTăng cường xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đấtCải thiện chỉ số tiếp cận đất đai

Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhấn mạnh sự ra đời của Nghị quyết 112/2015/ QH13 “về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp; lâm nghiệp; ban quản lý rừng và các tổ chức khác sử dụng” đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế của việc quản lý sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ thực hiện 5 giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai và nguồn tài chính, tài nguyên quốc gia. Thông qua hoạt động giám sát tại các địa phương, Quốc hội ghi nhận tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai, cho thuê mượn đất đai trái pháp luật đã giảm; hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai đã được nâng lên; qua đó góp phần nâng cao đời sống người lao động tại các nông lâm trường.

Tuy nhiên, nhiều hạn chế về quản lý đất đai vẫn chưa được giải quyết triệt để, cụ thể: tiến độ rà soát, sắp xếp, đổi mới về quản lý, sử dụng đất các nông lâm trường vẫn còn chậm; công tác quản lý thanh kiểm tra, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm chưa được thực hiện nghiêm túc.

Tại hội thảo, các đại biểu trao đổi, góp ý về chia sẻ kết quả nghiên cứu, đánh giá việc quản lý, đưa ra các khuyến nghị nhằm sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh. Đây sẽ là cơ sở để Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổng hợp, hoàn thiện và dự kiến ban hành bộ hướng dẫn cho các Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành thực hiện tốt chức năng giám sát liên quan đến lĩnh vực này trong thời gian tới.

Để thực hiện tốt giám sát, cần biên soạn tài liệu hướng dẫn giám sát, ban hành các văn bản về giám sát gắn với phát huy vai trò của Quốc hội, HĐND các cấp, Ủy ban MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động giám sát, nhất là phát huy vai trò của công dân, đội ngũ chuyên gia, Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp trong việc giám sát.

Năm 2018, Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 112 của Quốc hội.

Tin, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế cơ sở, y tế dự phòng - cánh tay nối dài trong phòng, chống dịch bệnh
Y tế cơ sở, y tế dự phòng - cánh tay nối dài trong phòng, chống dịch bệnh

Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội đề nghị tỉnh làm rõ nhiều vấn đề như, cơ chế thanh toán kinh phí để mua test kít; chính sách đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế,… đặc biệt, những kiến nghị của tỉnh cần cụ thể hơn để đoàn giám sát có cơ sở tổng hợp, báo cáo Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành.

Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở
Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở

Tại buổi làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang (Trung tâm) chiều 20/2, ông Dương Thanh Bình, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội đánh giá cao công tác phòng chống dịch COVID-19 của đơn vị này.

Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng
Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng

Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa tồn đọng trong địa bàn hải quan, Luật Bảo vệ môi trường và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan trong việc tiêu hủy, giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng.