Thứ Bảy, 18/07/2015 19:23

EU đấu tranh chống lại tác hại của chất thải nhựa

Liên minh châu Âu (EU) đang tiến hành đấu tranh chống lại tác hại của chất thải nhựa như một phần trong kế hoạch khẩn cấp của đạo luật châu Âu và đảm bảo tất cả các vật liệu đóng gói trên lục địa này đều có thể tái chế hoặc tái sử dụng vào năm 2030.

EU yêu cầu Anh đảm bảo hơn nữa quyền lợi của công dân EUEU yêu cầu Vương quốc Anh bảo đảm các quyền của công dân EUEU sẽ chính thức phê chuẩn Hiệp định Canada-EU trong ngày 29/10EU và NATO vẫn luôn là ưu tiên của Thổ Nhĩ KỳEU xác nhận Estonia thay Anh giữ chức Chủ tịch luân phiên

Trong trường hợp các nước không có biện pháp can thiệp, số lượng phế thải nhựa trong đại dương ước tính sẽ nhiều hơn loài cá. Ảnh: The Guardian

Phát biểu trước báo giới truyền thông, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Frans Timmermans nhấn mạnh, “các đồ dùng nhựa sử dụng một lần chỉ mất 5 giây để sản xuất, con người có thể chỉ sử dụng chúng trong 5 phút nhưng phải mất đến 500 năm để phân hủy hoàn toàn”.

Tại các địa điểm tham quan ở EU, số lượng vật dụng như vỏ chai nhựa, ly cà phê... bị vứt bỏ rất nhiều. Nếu con người không thay đổi thói quen hoặc có bất kỳ chính sách can thiệp gì thì chỉ trong 50 năm tới, phế thải nhựa trong đại dương ước tính sẽ nhiều hơn loài cá.

Là một phần trong các chiến lược của mình, EU dự kiến sẽ tiến hành đánh giá tác động của chất thải nhựa đối với môi trường và đời sống con người theo nhiều cách, từ đó đề ra phương án đánh thuế phù hợp cho từng loại đồ dùng sử dụng một lần. Với kế hoạch này, Ủy viên châu Âu phụ trách ngân sách Gunther Oettinger kỳ vọng khoản thu đến từ công tác đánh thuế sẽ đóng vai trò như một cách làm hiệu quả, hỗ trợ Brussels lấp đầy lỗ hổng trong ngân sách trị giá 15,863 tỷ USD khi Anh chính thức rời EU.

Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu (EU) cũng đề ra mục tiêu nâng tổng số lượng nhựa tái chế lên thành 55% vào năm 2030, cùng lúc khuyến khích các quốc gia thành viên nỗ lực giảm tỷ lệ sử dụng túi nhựa của mỗi người trong năm 2026 từ 90 túi/người xuống còn 40 túi/người. Hơn 122 triệu USD đã được dành sẵn để sử dụng cho công tác nghiên cứu thiết kế, nâng cao độ bền, khả năng tái chế cho tất cả các loại vật liệu, đồng thời Chính phủ các nước EU cần phải có trách nhiệm theo dõi sát sao tình hình thực hiện và giảm thiểu tối đa lượng rác thải khó phân hủy đổ ra biển.

Nhằm đẩy mạnh mục tiêu đấu tranh chống lại rác thải nhựa, Ủy ban châu Âu (EC) cam kết sẽ thúc đẩy việc tiếp cận với các công ty sản xuất nước đóng chai trong khu vực để giảm nhu cầu sản xuất, cũng như cung cấp những hướng dẫn bổ sung về cách thức cải tiến phân loại, thu gom phế thải nhựa có thể tái chế của người tiêu dùng và triển khai hình thức dán nhãn mác rõ ràng lên tất cả các vật liệu để xác định chính xác khả năng tái chế của sản phẩm.

Một khi chỉ thị được công bố, các cơ quan, đơn vị quản lý cảng biển cần chú trọng kiểm tra, rà soát, lên kế hoạch hợp lý hóa công tác quản lý chất thải. Đây là vấn đề cấp thiết cần được các cấp chính quyền quan tâm, nhất là trong bối cảnh tình trạng sức khỏe của con người ngày càng chuyển biến tiêu cực do tiêu hóa các loại thực phẩm cá, tôm, mực ăn chất thải nhựa. Phó Chủ tịch Frans Timmermans khẳng định, rác thải nhựa và tác hại của rác thải nhựa là một thách thức lớn yêu cầu các quốc gia triển khai thực hiện kế hoạch hành động một cách nghiêm túc.

Mỗi năm, người dân châu Âu sản xuất 25 triệu tấn vật liệu nhựa, nhưng chưa tới 30% trong tổng số phế thải được thu gom để xử lý, tái chế, trong khi ước tính phế thải nhựa chiếm đến 85% lượng rác tại tất cả các bãi biển trên toàn thế giới.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ The Guardian)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quân đội quán triệt tư tưởng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Tổng Bí thư
Quân đội quán triệt tư tưởng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Tổng Bí thư

Sáng 20/2, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Tọa đàm khoa học "Quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong Cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay".