Thứ Ba, 25/01/2011 05:40

Thăm đồng

Vào thời điểm này khi cây lúa ngoài đồng đang trong giai đoạn sinh trưởng, ở phố tôi lại nhớ đến hình ảnh của mẹ một dạo nơi quê nhà. Sau khi xong chuyện cày cấy là lúc mẹ tôi thường xuyên thăm ruộng. Thời gian đầu khi cây lúa mới cắm xuống đồng, thỉnh thoảng thấy mẹ nhổ về nguyên cả một bụi lúa. Lúc lúa làm đòng, ngậm sữa rồi, lại thấy đong đưa ở tay mẹ là một nhành lúa. Cây lúa mới cấy, mới gieo thường mắc bệnh ở toàn thân, đặc biệt là bộ phận rễ, vậy nên muốn phát hiện bệnh phải nhìn toàn cục. Còn lúa lúc làm đòng, ngậm sữa và chín thì mọi thứ đổ dồn ở hạt lúa trổ. Nhìn nét mặt mẹ là tôi có thể đoán ngay có chuyện gì xảy ở thửa ruộng khoán của gia đình.

Chuyện thăm đồng lâu nay ít thấy người đời đề cập trong quy trình, nhưng xem ra lại là một công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sản xuất và thâm canh lúa. Dân gian có câu “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Ngụ ý xác định trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố quyết định mùa màng bội thu là quá trình chăm bón của người nông dân - công làm cỏ, nhắc nhở mọi người phải quan tâm đến ruộng lúa, không được bê trễ, bỏ rơi.

Sự cố ngoài ý muốn trong quá trình cây lúa sinh trưởng là không thể tính hết. Nào là nguồn nước không bảo đảm, các loại dịch bệnh phát sinh gây hại, sự phá hoại của chuột... Sự vô ý hay lơ là không chịu thăm ruộng kỹ càng trong nhiều trường hợp khiến cho người nông dân phải lãnh đủ. Ví như vấn đề nóng trên đồng ruộng vụ lúa hè thu trong tỉnh thời điểm này là nạn chuột phá hoại, sự bùng phát của các loại sâu bệnh. Đó là chưa tính đến tình hình nguồn nước đang trở nên khan hiếm do nắng hạn gây nên.

Lướt đọc thông báo mới đây của Chi cục Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế về tình hình sinh vật gây hại trong 7 ngày từ 26/6 đến 2/7/2013, tôi giật mình. Đủ thứ tác oai tác quái trên cây lúa tội nghiệp. Nào sâu cuốn lá với mật độ nơi cao nhất lên tới 40-50 con/m2 ở đồng ruộng Quảng Điền, Hương Thủy. Nào là rầy các loại với mật độ 100-500 con/m2 ở Hương Trà, Hương Thủy, Huế. Rồi nhện gié ở Phú Vang, Hương Trà, Phú Lộc. Còn nữa là bệnh khô vằn, sâu đục thân, bọ phấn... nơi nào cũng thấy có. Dữ dằn nhất là nạn chuột phá hoại từ đầu vụ cho đến nay; nơi cao như ở một số địa phương ở Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Phong Điền tỷ lệ gây hại đạt tới 20-30%.  

Nhà nông ta xưa còn có câu “Nước chảy ào ào, không bằng hao lỗ mội”. “Lỗ mội” có khi chỉ là một lỗ thoát nước nhỏ bên “dường ruộng” bất ngờ xuất hiện. Sự vô ý, thiếu quan sát thấu đáo không phát hiện “lỗ mội” khiến nước cứ thế từ từ chảy hết ra ngoài khiến ruộng khô nẻ thiếu nước trong khi ta chủ quan là điều nguy hại vô cùng. Việc thường xuyên thăm đồng, thăm ruộng không chỉ là nắm tình hình phát triển cây lúa như thế nào mà còn nhằm phát hiện những sự cố nảy sinh hại lúa. Nó là việc cần thiết và phải làm tốt của nhà nông vì sự an toàn của mùa vụ và hơn thế là để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh lúa hiện nay. 

Đình Nam
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.