Thứ Tư, 29/07/2015 14:15

Băn khoăn về một giải mã

Báo Thừa Thiên Huế số ra ngày 13/12/2017 có bài của Nguyễn Thế “Giải mã bức bình phong miếu cây thị làng cổ Phước Tích” nhằm giải mã chữ “song hỷ” ở bình phong miếu cây thị làng Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Đọc bài báo, tôi cứ băn khoăn, không thỏa mãn với sự giải mã của tác giả. Xin được chia sẻ sự băn khoăn ấy.

Phong Điền khắc phục cây thanh trà sau mưa lũPhong Điền tổng kết đại hội TDTT lần thứ VI, năm 2017Phong Điền: Khai trương Trung tâm Hành chính công huyệnPhong Điền: Phát triển kinh tế vùng cát nội đồngPhong Điền xuống đồng chăm sóc lúa đông xuân

Tác giả cho biết (có ảnh kèm theo): “Bình phong miếu cây thị có đắp nổi hình chim phụng cho ta biết đây là một đền thờ nữ thần. Song hình tượng chữ “song hỷ” xuất hiện nơi thờ nữ thần là một vấn đề cần tìm hiểu. Từ phát hiện khá thú vị này, tác giả đã tìm hiểu để giải mã. Tìm trong sử sách, tác giả cho biết, Vương An Thạch, người Trung Quốc đỗ tiến sĩ năm 1004, làm quan đến chức tể tướng thời Bắc Tống. Vương An Thạch có hai niềm vui đến cùng một lúc và đều là trọng đại cả. Đó là khi đang cưới vợ thì cũng là lúc ông được tin đỗ tiến sĩ.

Trong niềm vui lớn đó, ông ta “viết hai chữ hỷ” treo lên trong lễ cưới của mình (thi đỗ và cưới vợ). Tiếp đó, tác giả Nguyễn Thế cho biết dân làng Phước Tích “tự hào về thành tích đỗ đạt của con dân trong làng bằng câu nói vui: “Tú tài lấy đòn triêng mà gạt/ Cử nhân lấy trạc mà khiêng”. Từ sự tích An Vương Thạch đời Bắc Tống (Trung Quốc) năm 1004, kết hợp với truyền thống “hiếu học”, “đỗ đạt của con dân trong làng”, tác giả đi đến giải mã chữ “song hỷ” ở miếu cây thị Phước Tích như sau: “Có lẽ khi tạo lập bình phong miếu cây thị, người dân Phước Tích đã đưa biểu tượng “song hỷ” vào đây với ý nghĩa cầu mong con dân trong làng luôn đỗ đạt, gặp may mắn và hạnh phúc trong hôn nhân gia đình”.

Chúng tôi nghĩ sự giải mã ấy có vẻ khiên cưỡng, thiếu thuyết phục. Sự tích Vương An Thạch nhận tin đỗ tiến sĩ và cưới vợ đến cùng một lúc, đời sau gọi là “song hỷ lâm môn” (cùng lúc có hai niềm vui vào nhà); nghĩa là niềm vui đã hiện thực. Còn “song hỷ” ở bình phong miếu cây thị thì tác giả giải mã là “với ý cầu mong”, “đỗ đạt và hạnh phúc trong hôn nhân”, nghe không ổn. Vậy chúng ta hiểu thế nào về chữ “song hỷ” trong các đám cưới, thiệp cưới ở nước ta từ trước đến nay? Chắc chắn đó là biểu tượng chỉ niềm vui của chàng rể cô dâu, đôi uyên ương, của hai gia đình, hai dòng họ… chứ không thể hiểu là để chỉ hai niềm vui: một là tin vui đỗ đạt và một là đám cưới; cũng không thể hiểu là với ý cầu may “đỗ đạt và hạnh phúc trong hôn nhân”, bởi đám cưới là đã có thật, không còn ở dạng “cầu mong” nữa. Trộm nghĩ, hay là chữ “song hỷ” kia nói lên nữ thần mang lại niềm vui cho hai dân tộc Việt và Chăm khi người Việt vào đây lập nghiệp? Bởi chúng ta biết, miếu cây thị Phước Tích lập trên nền cũ miếu thờ nữ thần dân tộc Chăm.

Sử dụng sự tích về Vương An Thạch thế kỷ thứ 11 ở Trung Quốc, kết hợp với truyền thống hiếu học, đỗ đạt của dân làng Phước Tích để giải mã “song hỷ” như tác giả Nguyễn Thế nêu, tôi nghĩ thiếu thuyết phục. Mong nhà nghiên cứu Nguyễn Thế, người thông thạo Hán - Nôm và các tác giả khác có thêm lý giải về chữ “song hỷ” lý thú này.

 Minh Khiêm

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng lớn, nhưng còn băn khoăn
Thắng lớn, nhưng còn băn khoăn

Khép lại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 là niềm vui “vượt trên cả mong đợi” nhưng cũng cho thấy, vẫn còn thiếu tự tin của thể thao Thừa Thiên Huế ở sân chơi thể thao lớn nhất quốc gia này.

Sẻ chia cùng học sinh khó khăn Nam Đông
Sẻ chia cùng học sinh khó khăn Nam Đông

Ngày 11/6, Chi đoàn Báo Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Đoàn Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế; Honda Lộc Thịnh và Đội cảnh sát Giao thông Công an huyện Nam Đông tổ chức Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ - đồng hành cùng học sinh có hoàn cảnh khó khăn huyện Nam Đông” tại Trường tiểu học Hương Hữu.

Nhiều phương thức xét tuyển Băn khoăn chất lượng đầu vào
Nhiều phương thức xét tuyển: Băn khoăn chất lượng đầu vào

Thống kê cho thấy, mùa tuyển sinh năm nay có khoảng 20 phương thức xét tuyển. Việc đưa ra nhiều phương án giúp các trường đa dạng hóa nguồn tuyển và tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Tuy nhiên, thực tế cũng khiến dư luận không khỏi băn khoăn về chất lượng đầu vào.