Thứ Ba, 18/08/2015 17:13

"Kê thủ" vào sới

Diễn ra trong hai ngày mùng 2 và mùng 3 Tết, hội chọi gà là thú tiêu khiển thu hút sự chú ý của nhiều người.

Hát mừng mùa xuânHàng ngàn người dân thưởng thức pháo hoa chào năm mớiSắc xuân về muôn nơiNhiều hoạt động sôi nổi vui Tết, đón xuânHội Xuân 2018 đậm nét truyền thống

Người cổ vũ bao quanh sới chọi 

Ở Công viên Thương Bạc, vào sáng sớm, gần 30 “kê thủ” thiện chiến đã có mặt, sẵn sàng cho những trận giao tranh.

Tại 5 điểm thi đấu, vây quanh các kê thủ là đông nghẹt người đứng xem, cổ vũ. Gà vào cuộc thường “say đá” đến mức toạc đầu, gãy cánh, chảy máu mắt vẫn không chịu rời "sàn đấu". Người xem chọi gà say sưa cổ vũ, bình phẩm từng cú đá hay, từng miếng mổ hiểm hóc, từng động tác di chuyển...

Anh Nguyễn Hữu Bảo (phường Phú Thuận, TP. Huế), một “cổ động viên” cuồng nhiệt cho hay: “Bất kể có gà hay không, ai cũng tới đây để xem chọi gà. Ngày tết được xem những trò dân gian như thế này thì còn gì vui bằng”.

Chăm sóc cho "kê thủ" khi nghỉ giữa hiệp

Trong mỗi trận giao tranh, tính thắng thua không bị đặt nặng, quy ước được hai bên thỏa thuận. Những chú gà sẽ được cho đấu nhiều hiệp đến khi đánh bại đối thủ, hay một trong hai bên nhận thua mới thôi.

Nghỉ mỗi hiệp, “kê thủ” sẽ được chủ cho uống nước, làm mát hay khâu những chỗ bị thương. Những người thắng cuộc sẽ được nhận phần thưởng, họ coi đó là “lộc” may mắn đầu năm.

Anh Phạm Tiến Dũng, “chủ ví” của hội chọi gà (được hiểu là trọng tài), chia sẻ: “Chọi gà là một nét văn hóa, đồng thời còn thể hiện tinh thần thượng võ. Người chơi gà chọi phải là người có nhiều kinh nghiệm và đầu tư công phu về thời gian và công sức. Nhiều người coi gà như một người bạn, có sự kết nối, hiểu ý nhau”.

Người chơi gà chọi xem chúng là bạn

Để có một trận đấu hay, từ trước đó, gà đã được chủ “om bó”, chăm sóc và tập dợt trong thời gian dài. Người chơi gà chọi sành điệu, am tường kỹ lưỡng thì họ luôn xem xét chọn giống nào, nòi gì, thuộc chủng loại nào, hay dở ra sao. Nhiều người còn để ý đến cả nguồn gốc của gà, xem gà bố gà mẹ có phải là dòng gà thiện chiến, bền bỉ, gan góc hay không.

Anh Xuân Lộc, chủ nhân của một chú gà đá cho hay: “Gà chọi thường được nuôi từ bé, cho ăn theo tiêu chuẩn. Như gà của tôi thường được cho ăn lúa, rau, bổ sung thêm thịt bò, lươn. Ngoài ra, gà được tắm và phơi nắng để sạch, khỏe. Tôi còn cho gà đấu tập dợt nhiều trận để làm quen. Tuy bản năng của giống gà này biết đấu đá, nhưng khi cho gà mình tập, sẽ biết được ưu khuyết điểm để huấn luyện thêm cho “chuẩn”.

Theo chia sẻ của các chủ gà, đem “kê thủ” đến đây vừa để chúng được thi đấu giao hữu, rèn luyện sức chiến đấu, đồng thời còn là niềm vui ngày xuân khi giữ gìn được nét đẹp văn hóa d.

Bài, ảnh: Phước Ly

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thời tiết ngày mùng 3 Tết Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm
Thời tiết ngày mùng 3 Tết: Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm ngày 24/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông đã có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo
Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo

Đối với trẻ ở lại điều trị, đón tết tại bệnh viện là một thiệt thòi lớn. Nhiều tấm lòng, nhiều cánh tay chìa ra giúp bệnh nhi vui vẻ, lạc quan tiếp sức cho các em trong hành trình chiến đấu với bệnh tật.

Người Huế đón Tết ở trời Tây
Người Huế đón Tết ở trời Tây

Có gói bánh tét, có mâm cúng Giao thừa, có đi chùa, mừng tuổi… Tết Nguyên đán của du học sinh, kiều bào người Huế ở nhiều nước trên thế giới vẫn giữ nguyên truyền thống.

Ngày xuân xem võ cổ truyền
Ngày xuân xem võ cổ truyền

Chiều 23/1 (Mùng 2 Tết), tại công viên Thương Bạc, Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao TP. Huế tổ chức chương trình biểu diễn võ thuật cổ truyền. Hơn 20 màn biểu diễn mang đến không khí rộn ràng tươi vui cho công chúng, du khách trong những ngày đầu xuân.