Thứ Bảy, 09/01/2016 05:15

Câu lạc bộ Phú Xuân trên đất Cố đô

Sau ngày thống nhất đất nước, một sự kiện nổi bật trên đất Huế là cán bộ trung, cao cấp thuộc quân dân chính đảng về hưu khá đông. Sau nghỉ hưu, anh em thường tìm đến nhau và Câu lạc bộ (CLB) Phú Xuân đã ra đời từ đó.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri CLB Phú Xuân

Thành viên của CLB Phú Xuân tại một cuộc tiếp xúc cử tri do đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức. Ảnh: Thái Bình

Cho tới năm 1985, CLB đã có tới 200 hội viên. Hàng tháng, cứ ngày mồng một gặp nhau chuyện trò, tham gia văn nghệ và nghe thời sự.

Tuổi về hưu là đang trong tuổi già, tuổi của bệnh tật, nên việc chăm sóc sức khỏe là hàng đầu. Các hội viên rất quan tâm việc tập thể dục hàng ngày như đi bộ, tập yoga, rồi đánh tennis, đi xe đạp, đánh cờ tướng, những người khỏe hơn thì xuống biển tập bơi, đánh bóng bàn.

Một trong những nhu cầu của hội viên CLB Phú Xuân là nghe thời sự, tình hình trong nước, quốc tế, diễn biến tư tưởng của quần chúng khi mỗi sự kiện xã hội xuất hiện. Thời sự không chỉ nói về cuộc sống ngày hôm nay, mà nhắc lại một quá khứ anh hùng. Quá khứ ấy vẫn đang sôi sục trong các hội viên. Mỗi lần ngồi với nhau là một lần kể lại chuyện xưa, bùng nổ một khao khát mới: thăm lại chiến trường xưa. Các hội viên hăng hái lắm, đề xuất kết hợp tham quan với thăm lại chiến trường xưa. Lên Lao Bảo, Khe Sanh, về Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị, lên Bạch Mã, về Lăng Cô tắm biển, vào Thiền Viện Trúc Lâm, rồi ra Thanh Tân ngâm mình trong nước nóng,... Mỗi địa chỉ dắt nhau tới là một kỷ niệm không bao giờ quên. Những chuyến đi thành nếp sống. Ban Chủ nhiệm mỗi năm tổ chức cho hội viên 2 chuyến đi như thế. Hiện thời anh em đang khao khát có một chuyến đi thăm Điện Biên Phủ và thăm lại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhờ những chuyến đi, anh em phát hiện không chỉ cán bộ trung cao cấp ở Huế thành lập CLB nghỉ hưu, mà các tỉnh, thành xung quanh như Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hóa và xa như Hà Nội cũng có CLB giống như CLB Phú Xuân. Có giao lưu mới thấy anh em mình giống nhau. Cũng làm thơ, hát hò, làm tạp chí, cũng đi du lịch và cũng chăm sóc nhau lúc ốm đau, già yếu và phút lâm chung bao giờ cũng tổ chức đầy tình nghĩa.

Những năm đầu, CLB Phú Xuân vất vả lắm. Mọi chi tiêu đều trông vào hội phí. Những cuộc họp đều kéo nhau tới nhà chủ nhiệm. Sau này, Thành ủy Huế quan tâm và mỗi năm Tỉnh ủy hỗ trợ 200 triệu đồng để chi phí, CLB Phú Xuân hoạt động sôi nổi hơn.

Về hưu coi như đã hoàn thành trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. Nhưng quá trình công tác, anh em đã thu nạp, bồi bổ cho mình một khối tri thức để làm việc nên khi nghỉ hưu đã không lãng phí tri thức ấy, mà đã tiếp tục cống hiến cho xã hội. Các thầy, cô đem tri thức của mình truyền cho thế hệ tiếp theo ở trường. Các thầy thuốc tiếp tục khám chữa bệnh. Như trường hợp các ông Nguyễn Quang Hợp, Nguyễn Văn Thụ đã mở phòng khám chữa bệnh riêng, tạo việc làm cho 40 bác sĩ, lương y và cán bộ mỗi người được trả lương hàng tháng từ 3,5 triệu tới 9 triệu đồng. Hàng năm, phòng khám đã khám, chữa bệnh từ thiện cho 2.000 người dân.

Công tác xã hội được coi là một hoạt động tích cực. Người đóng góp thành tích của mình phải kể tới bà Nguyễn Thị Kinh, Chủ nhiệm CLB Phú Xuân. Do đối ngoại tốt, năm 2002, Hội Khuyến học Việt Nam cho phép bà Nguyễn Thị Kinh thành lập và làm Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ trang bị trường học và giáo dục nhân đạo tại TP. Huế. Trong 10 năm qua, bà Kinh đã vận động, hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới, tạo ra tổng giá trị để thực hiện các dự án trên 39 tỷ đồng cho cộng đồng về lĩnh vực giáo dục ở các tỉnh miền Trung. Có hơn 30.000 người được hưởng lợi từ dự án này.

Một trong những hoạt động xã hội có tiếng vang của CLB Phú Xuân là nghe dư luận của quần chúng để giúp Tỉnh ủy, Thành ủy Huế đề ra những quyết định giải quyết kịp thời nhiều vấn đề dư luận quần chúng quan tâm.

Tính đến nay, CLB Phú Xuân đã tồn tại 33 năm, không bị đứt quãng bởi một trở ngại nào, đủ thấy tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ đã hoàn thành trọng trách là người cán bộ của Nhân dân. Đúng như Bác Hồ căn dặn: "Tuổi cao chí càng cao" .

NGUYỄN QUANG HÀ

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế mỗi ngày một mới
Huế mỗi ngày một mới

Trong dịp họp mặt mừng Xuân của nhóm thân hữu Nhớ Huế tại Washington DC sau mùa đại dịch COVID-19, anh chị em gốc Huế cũng như bà con có quan hệ gia đình, thân tộc với Huế gặp nhau để thăm hỏi, chúc Tết và chia sẻ những tin tức về bản thân, bằng hữu và quê nhà. Vị niên trưởng của nhóm mở đầu lời chào mừng bằng một lời xác định thoạt nghe qua vừa như có vẻ hợp lý mà cũng vừa mâu thuẫn rằng: “Huế mình chẳng có gì mới mà cũng rất mới!”

Gây quỹ hỗ trợ quà tết cho sinh viên
Gây quỹ hỗ trợ quà tết cho sinh viên

Tối 6/1, tại Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế diễn ra lễ chuyển giao ban điều hành các câu lạc bộ, đội - nhóm nhiệm kỳ 2022 - 2023 và chương trình chào năm mới 2023.

COP15 Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt
COP15: Gần đạt được thỏa thuận toàn cầu về tự nhiên mang tính bước ngoặt

Các nhà đàm phán tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ thiên nhiên ngày 18/12 đã thống nhất một thỏa thuận toàn cầu mới, có khả năng bảo vệ 30% đất và biển trên thế giới vào năm 2030, với hàng trăm tỷ USD được huy động để hướng tới mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và các giống loài.

Chiến sĩ giao liên giữa lòng Cố đô
Chiến sĩ giao liên giữa lòng Cố đô

Như thường nhật, qua nhiều tuyến đường của TP. Huế, tôi bất ngờ và thích thú khi bắt gặp hình ảnh các chiến sĩ quân đội bon bon trên những chiếc xe đạp, ngược xuôi khắp các nẻo đường làm nhiệm vụ giao liên, quân bưu... Mấy ai hiểu được đằng sau công việc đó là những nhọc nhằn, vất vả...