Chủ Nhật, 17/01/2016 14:43

Giảm lượng khí thải Carbon sẽ hạn chế mực nước biển dâng

Trong trường hợp con người vẫn tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch, dẫn đến mức nhiệt tăng đến ngưỡng 2 độ C, nhiều khả năng mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng đến hơn 9m.

Làm mát là biện pháp cần thiết để đối phó với biến đổi khí hậuLHQ: Biến đổi khí hậu liên quan đến thách thức an ninh ở nhiều quốc giaKết quả khảo sát: Thế giới hiện nay nguy hiểm hơn 2 năm trước đâyTiến trình đối phó với biến đổi khí hậu gặp khó khăn do Mỹ rút khỏi hiệp định ParisSingapore cung cấp chương trình về biến đổi khí hậu cho ASEANBiến đổi khí hậu làm tăng sản lượng rượu vang ở Bỉ

Lượng Carbon quá cao trong khí quyển sẽ làm nước biển dâng. Ảnh: Eurasia Review

Sau quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng lượng khí thải Carbon tồn lưu quá lớn chính là nguyên nhân khiến mực nước biển ngày càng dâng cao.

Cụ thể, theo như nội dung hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, ngay cả khi nhiệt độ trái đất chỉ tăng tối đa 1,5oC, thì mực nước biển chắc chắn sẽ tăng thêm vài mét sau khoảng 1.000 năm nữa. Tuy nhiên trong trường hợp con người vẫn tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch, dẫn đến mức nhiệt tăng đến ngưỡng 2oC, nhiều khả năng mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng đến hơn 9m.

Giải thích cho kết luận này, nhà khoa học khí hậu thuộc Đại học tiểu bang Oregon Peter Clark cho biết: “Đây là kết quả thu được sau khi chúng tôi thử nghiệm bơm một lượng lớn khí Carbon vào khí quyển, ngay lập tức nhiệt độ trái đất sẽ tăng cao. Tuy nhiên mực nước biển sẽ tốn nhiều thời gian hơn để dâng lên – một phản ứng đáp lại với thay đổi của môi trường. Điều này tương tự với việc bạn lấy một cục đá ra khỏi tủ lạnh và để nó ở vỉa hè, chắc chắn cục đá sẽ không tan chảy ngay lập tức. Tương tự như các tảng băng, sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để băng trôi và tan chảy. Nhưng chắc chắn băng sẽ tan chảy hết nếu chúng ta tiếp tục thải nhiều khí Carbon ra ngoài môi trường”.

Theo thống kê, các chuyên gia chỉ ra rằng thiệt hại kinh tế của các nước ven biển sau trận bão Katrina vào năm 2005 đã đạt 6 tỷ USD. Song đến năm 2050, những thiên tai khác có thể làm thế giới, đặc biệt là các quốc gia này tổn thất khoảng 1.000 tỷ USD. Bất chấp những thiệt hại có thể giảm xuống còn 60 tỷ USD thông qua việc xây dựng hệ thống đai phòng thủ ven biển, đây chắc chắn không phải là biện pháp dài hạn. Thêm vào đó, nước biển dâng cũng gây nên những tác động không cân xứng giữa các nước thu nhập thấp do khó có khả năng phục hồi. Sau những trận bão lịch sử, hàng ngàn người có thể mất việc. Thiệt hại sẽ rất to lớn.

Với tần suất này, câu hỏi cần đặt ra là “chúng ta có thể chịu được mực nước biển cao bao nhiêu?”. Nhằm giới hạn tối đa những tác hại do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các nước cần đề ra mục tiêu kiềm chế phát thải và xác định con số tối đa của mực nước biển dâng. Những cam kết, kế hoạch, hành động cần đề ra khẩn trương, nhất là khi lượng Carbon tích lũy đạt đến 3.000 tỷ tấn, có thể nước biển sẽ dâng cao thêm 30 – 40m.

Đan Lê (Lược dịch từ Eurasia Review)

 

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.