Chủ Nhật, 24/01/2016 14:15

Nắng nóng lan rộng khắp thế giới

Tại Đông Bắc Á, Nhật Bản không phải là nước duy nhất đang trải qua đợt nắng nóng. Hàn Quốc cũng đang có mức nhiệt cao kỷ lục, trong khi nắng nóng cũng đang bao trùm các nước Bắc Âu và Mỹ, gây hạn hán và các hậu quả khác.

11 người thiệt mạng do nắng nóng ở Nhật BảnNhật Bản: 12 người thiệt mạng, gần 10.000 người nhập viện do nắng nóngSau mưa lũ và sạt lở, người Nhật khổ sở vì cái nóng hầm hậpCanada: Số người tử vong do nắng nóng tăng lên 54Không chỉ Hà Nội, cả trái đất ‘nóng rực’ tuần qua

Nhiệt độ ngoài trời cao kỷ lục tại thành phố Kumagaya, phía Bắc Tokyo hôm 23/7/2018. Ảnh: CNN

Ngày 23/7 tại Hàn Quốc, nhiệt độ ban ngày lên tới 39.9 độ C ở tỉnh Bắc Gyeongsang, và 35,7 độ C ở thủ đô Seoul. Vào ban đêm, nhiệt độ xuống thấp nhất tại Seoul cũng đã 29,2 độ C. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, một số đoạn đường ray nóng đến hơn 60 độ C nên tốc độ chạy tàu bị hạn chế dưới 70 kilômét/giờ, nhằm đảm bảo an toàn.

Thụy Điển có mức nhiệt trên 30 độ C trong 1 tuần qua, cao hơn 10 độ C so với mức trung bình của tháng 7 hàng năm. Nhiệt độ cao đã gây hạn hán nghiêm trọng và cháy rừng. Chính phủ Thụy Điển đề nghị Pháp, Đức và một số nước hỗ trợ lực lượng cứu hỏa để dập tắt cháy rừng.

Trong khi đó tại Mỹ, nhiều vùng ở phía Tây và phía Nam nước này tiếp tục nắng nóng dữ dội. Hôm 8/ 7, nhiệt độ tại Thung lũng Chết, bang California lên tới 52 độ C. Một số địa phương Mỹ đã dựng nhà tạm để cho người dân không có máy điều hòa đến ở vì đã có một số trường hợp tử vong do say nắng.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.