Thứ Hai, 08/02/2016 05:45

Xã hội hóa đầu tư công trình ghi công liệt sĩ

Phát huy giá trị truyền thống, lịch sử của quê hương, huyện Phong Điền đã làm tốt công tác xã hội hóa, huy động sự đóng góp của các tầng lớp trong xã hội để đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình tri ân liệt sĩ.

18 năm tìm hài cốt liệt sĩ trên núi TruồiLãnh đạo tỉnh viếng Nghĩa trang liệt sĩ TP. Huế

Đền Liệt sĩ xã Phong Hiền, huy động được sự đóng góp lớn từ nguồn xã hội hóa

Chung tay

Năm 2015, Đền Liệt sĩ xã Phong Hiền khánh thành, là sự kiện mang đậm dấu ấn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người dân Phong Hiền. Từ nguồn ngân sách cấp và ngân sách địa phương, UBND xã Phong Hiền đã huy động sự đóng góp của Nhân dân, các tổ chức, cá nhân trên 1,7 tỷ đồng để xây dựng công trình trị giá 2,2 tỷ đồng. Ông Trần Minh Hiền, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Phong Hiền, cho hay: “Là xã Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, người dân Phong Hiền hôm nay luôn biết ơn sâu sắc các anh hùng đã ngã xuống vì độc lập tự do trong hai cuộc kháng chiến. Bà con trong xã cùng con em đi làm ăn xa quê tự nguyện góp sức người, sức của để xây dựng nơi thờ tự, thể hiện tấm lòng tri ân đối với những người đã hy sinh. Trong đền còn có tấm bảng trang trọng ghi danh các tổ chức, cá nhân đã tham gia đóng góp xây đền”.

Sau khi có chủ trương của Đảng ủy, UBND xã, việc vận động đóng góp được triển khai đến từng khu dân cư, hội đồng hương con em Phong Hiền đang sinh sống xa quê. Ông Trần Sĩ Ngọc, Trưởng thôn Hiền Lương, thông tin: Đây là công trình đền ơn đáp nghĩa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tình cảm tri ân với anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nước nên ai cũng tích cực hưởng ứng, kẻ ít, người nhiều để chung tay góp sức cùng với Nhà nước. Riêng thôn Hiền Lương, đã đóng góp trên 100 triệu đồng.

Nghĩa trang Liệt sĩ xã Phong Sơn cũng vừa được UBND xã Phong Sơn nâng cấp sửa chữa các hạng mục: làm vỏ mộ, xây dựng khuôn viên cây xanh phía trước, cổng, đường đi nội bộ với tổng kinh phí 588 triệu đồng. Bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Sơn cho biết: Ngoài ngân sách hỗ trợ, chính quyền địa phương huy động từ nguồn ngân sách của xã và Nhân dân đóng góp 188 triệu đồng để tu sửa nơi an nghỉ của 180 liệt sĩ khang trang hơn. Địa phương còn trồng hoa, chăm sóc khuôn viên nghĩa trang sạch đẹp.

Di tích lịch sử cấp tỉnh dốc Ba Trục ở xã Phong Xuân là địa danh chịu nhiều bom đạn, từng chứng kiến những trận đánh oanh liệt của quân và dân Phong Điền trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Ghi nhớ chiến công và sự hy sinh lớn lao của các chiến sĩ đã ngã xuống bảo vệ cho quê hương, xã Phong Xuân xin chủ trương huy động nguồn vốn hỗ trợ từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân để xây dựng bia di tích lịch sử dốc Ba Trục. UBND xã vận động các tổ chức, cá nhân, con em làm ăn xa quê hương trên 310 triệu đồng, góp cùng với nguồn hỗ trợ của huyện xây dựng công trình trị giá trên 600 triệu đồng vào tháng 11/2017.

Tri ân

Cùng với việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người có công theo đúng quy định, thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, huyện Phong Điền làm tốt công tác xã hội hóa vận động người dân tham gia cùng với chính quyền địa phương xây dựng, sửa chữa, chăm sóc các nghĩa trang và công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn huyện.

Năm 2004, UBND huyện Phong Điền đã huy động mọi nguồn lực xây dựng Đền Liệt sĩ với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng làm nơi thờ phụng các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các anh hùng liệt sĩ. UBND huyện cũng tranh thủ nguồn lực đầu tư sửa chữa, nâng cấp đền với tổng kinh phí trên 2,3 tỷ đồng, trong đó ngân sách của huyện trên 1,9 tỷ đồng. Ngoài nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, huyện Phong Điền còn huy động sự đóng góp của xã hội để hoàn thiện các công trình nghĩa trang liệt sĩ và đền liệt sĩ của huyện. Năm 2015, Liên đoàn Lao động huyện vận động cán bộ công nhân viên chức đóng góp 100.000đồng/người, được 200 triệu đồng để lát gạch sân hành lễ Nghĩa trang Liệt sĩ Hương Điền...

Ông Nguyễn Văn Lương, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phong Điền cho hay: Công tác huy động nguồn lực đóng góp vào các hoạt động trùng tu, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn huyện Phong Điền đã trở thành hoạt động thường niên và luôn nhận được sự đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ từ các cấp, các ngành và Nhân dân. Điều đó thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, tri ân các anh hùng liệt sĩ, làm yên lòng các gia đình chính sách và góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Bài, ảnh: Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường
Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường

Lớp cấp phối vữa tô tường là quá trình “dung hòa” hợp lý tỷ lệ cát, xi măng, nước, phụ gia (nếu có), tạo nên ngoại quan ngôi nhà. Để có một lớp vữa chất lượng, người thợ xây phải nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình xây tô.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Bổ sung đầy đủ nhân lực, vật tư đẩy nhanh tiến độ công trình
Bổ sung đầy đủ nhân lực, vật tư đẩy nhanh tiến độ công trình

Dự án Chương trình phát triển đô thị loại II (đô thị xanh) - tiểu dự án Thừa Thiên Huế là dự án (DA) có vai trò quan trọng, mang tính chiến lược trong việc giải quyết tình trạng ngập lụt, hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị. Tuy nhiên, nhiều gói thầu hiện nay đang ì ạch thi công do thiếu mặt bằng, nhân lực dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ công trình.