Thứ Hai, 20/06/2011 14:48

Hơn 5,1 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo di tích Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế

Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao đã thống nhất quy mô đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế (phường Hương Vân, thị xã Hương Trà).

Theo đó, dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 1.200m2, do Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư với quy mô: tôn tạo 3 cửa hầm và gia cố mái taluy cửa hầm; phục dựng lại 02 bếp Hoàng Cầm, 03 hầm cảnh vệ và khoảng 100m giao thông hào; xây mới nhà bia di tích và biển giới thiệu di tích; xây dựng mới cầu tàu, đường giao thông, lan can và chòi nghỉ. Tổng mức đầu tư khoảng hơn 5,1 tỷ đồng; thực hiện trong vòng 03 năm.

Tháng 8/1967, địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế khởi công xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Tư Minh - Phó Bí thư Khu uỷ, Bí thư Thành uỷ Huế chỉ huy mặt trận và đồng chí Đặng Kinh - Phó Tư lệnh quân khu, Uỷ viên thường vụ Khu ủy. Địa đạo là cơ quan đầu não của Khu uỷ Trị Thiên, Thành uỷ Huế chỉ đạo mọi hoạt động của lực lượng quân giải phóng trước và sau cuộc tấn công xuân năm 1968. Ngoài trọng trách là cơ quan chỉ huy tối cao trên chiến trường Trị Thiên Huế, địa đạo còn là cầu nối ý đồ chiến lược của Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng.
 
Di tích Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận, xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia năm 1996. Hiện 3 miệng cửa hầm đã bị đất lấp, các bếp Hoàng Cầm, hầm cảnh vệ, giao thông hào bằng tranh tre và đất nên đã hư hỏng hoàn toàn. Việc đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích này có ý nghĩa quan trọng, bảo tồn các giá trị lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giành độc lập dân tộc.
Trần Dương
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.