Chủ Nhật, 28/02/2016 14:53

Liên Hiệp quốc: Bốn triệu trẻ em tị nạn không được đến trường

Tuyên bố mới nhất của Liên Hiệp quốc cho biết, ước tính có hơn một nửa số trẻ em tị nạn đang trong độ tuổi đi học không có cơ hội đến trường và tiếp cận với giáo dục khi một số quốc gia đang phải vật lộn để đối phó với chuỗi các khủng hoảng liên tiếp xảy ra.

Italy và Đức sắp đạt được thỏa thuận về vấn đề trao trả người nhập cưKhủng hoảng người tị nạn Rohingya: Vẫn còn nhiều thách thứcĐức đạt thỏa thuận trao trả người nhập cư về Tây Ban NhaNguy cơ dòng người di cư bất hợp pháp vào châu Âu tăng caoBất đồng về chính sách tị nạn, Bộ trưởng Nội vụ Đức muốn từ chức

Chính phủ các nước cần đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em tị nạn. Ảnh: Daily Star

Cụ thể, Cao uỷ Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) chỉ ra rằng hiện đang có khoảng 4 triệu trẻ em tị nạn trên toàn cầu không được đi học, tăng 500.000 người so với năm 2017.

Tuyên bố làm dấy lên lo ngại khi hầu hết các lãnh đạo của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Filippo Grandi – người đứng đầu UNHCR khẳng định giáo dục là một trong những biện pháp tốt nhất để chữa lành mọi nỗi đau của trẻ em. Đồng thời đây cũng là cách để tái thiết lập nhà nước.

Một khi chính phủ các nước không nhanh chóng thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giải quyết vấn nạn này, có thể sẽ có thêm hàng trăm ngàn trẻ em tiếp tục phải chịu cảnh mù chữ.

Cũng theo UNHCR, tính đến cuối năm 2017 ước tính có khoảng 20 triệu người tị nạn trên thế giới. Trong đó hơn ½ là trẻ em và có đến 7,4 triệu người đang trong độ tuổi đi học. Tuy nhiên, số lượng trẻ em theo học các trường tiểu học chỉ chiếm 61%.

Ngoài ra, số liệu biểu thị số lượng thiếu niên tị nạn nhập học tại các trường trung học thậm chí còn thấp hơn, tương đương với việc cứ 4 thiếu niên tị nạn chỉ có 1 em được đến trường. Số sinh viên đại học là người tị nạn cũng chỉ chiếm 1% số lượng sinh viên toàn cầu.

Hậu quả trước mắt có thể thấy được là tỷ lệ trẻ em gái không được đi học và phải kết hôn sớm tăng cao đột biến, tình trạng lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ cũng xảy ra nhiều hơn.

Để giải quyết vấn đề này, Cao uỷ Liên Hiệp quốc về người tị nạn cho rằng những người tị nạn nên đăng ký theo học tại trường công thay vì các trường theo đuổi chương trình giáo dục đặc biệt. Thêm vào đó các rào cản về thủ tục như giấy tờ tùy thân cũng nên được đơn giản hóa hoặc loại bỏ.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội
Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội

Trong thời đại 4.0, internet và mạng xã hội (MXH) xuất hiện phổ biến hơn với trẻ em, góp phần hỗ trợ trẻ cả về mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên, MXH cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy cho trẻ.

Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững

Các quốc gia sẽ xem xét tiến trình hướng đến việc chuyển đổi các hệ thống lương thực trên toàn thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức ở thủ đô Rome (Italy) vào tháng 7 này. Đây là thông tin vừa được Phó Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Amina Mohammed và Phó Thủ tướng Italy Antonio Tajani công bố.

UNICEF 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023

Một loạt các cuộc khủng hoảng có mối liên hệ với nhau được dự báo sẽ tác động lớn đến trẻ em vào năm 2023. Một báo cáo vừa được Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố đã nêu chi tiết những xu hướng sẽ định hình cuộc sống của các em trong những tháng tới.

Nhiều trẻ em thiếu kỹ năng sống
Nhiều trẻ em thiếu kỹ năng sống

Những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trong đầu năm 2023 với nạn nhân là trẻ em cho thấy, trẻ em trong thời đại hiện nay đang quá thiếu về kỹ năng sống.