Thứ Bảy, 26/03/2016 20:51

ADB: Căng thẳng thương mại đặt ra nguy cơ cho tăng trưởng ở châu Á

Tăng trưởng kinh tế duy trì sự ổn định ở hầu hết các quốc gia đang phát triển của khu vực châu Á, nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ, giá dầu khí tăng, và sự vững chắc của tăng trưởng kinh tế Ấn Độ; tuy nhiên, căng thẳng thương mại leo thang sẽ đặt ra thách thức đối với khu vực, nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa các quốc gia khu vực, theo một báo cáo mới do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/9.

ADB tăng cường hỗ trợ cho khu vực quần đảo Thái Bình DươngHành động để đáp ứng nhu cầu vận tải ở châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2030ADB: Cần 8,4 nghìn tỷ USD đầu tư vào quỹ đạo tăng trưởng châu ÁADB triển khai cuộc thi ảnh về an ninh nước châu Á-Thái Bình Dương

Tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Nam Á được dự báo ​​ở mức 5,1% trong năm nay. Ảnh: Pixabay

Trong bản cập nhật báo cáo “Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2018”, ADB duy trì dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ tăng 6% trong năm 2018, trong khi dự báo tăng trưởng cho năm 2019 chỉ ở mức 5,8%.

Ông Yasuyuki Sawada, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB cho hay: “Rủi ro lớn nhất đối với tăng trưởng liên tục là sự gián đoạn của các liên kết sản xuất quốc tế, gây ra bởi sự leo thang căng thẳng thương mại”.

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế giảm nhẹ ở 6 trong số 10 quốc gia Đông Nam Á, khu vực được dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm 2018, giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra trước đó.

Trong khi đó, giá dầu và khí tự nhiên cao hơn, cùng với xuất khẩu và đầu tư mở rộng đang thúc đẩy tăng trưởng ở Trung Á, dự kiến ​​sẽ đạt 4,1% trong năm nay.

Cũng trong báo cáo nói trên, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6,9% trong năm 2018, thấp hơn so với mức dự báo 7,1% được đưa ra hồi tháng 4/2018; đồng thời giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho năm 2019 ở mức 6,8%.

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định: “Tăng trưởng kinh tế đạt được trên tất cả các lĩnh vực, với động lực là ngành sản xuất chế tạo tiếp tục được mở rộng, sản xuất nông nghiệp tăng cao, ngành dịch vụ giữ ổn định, tiêu dùng trong nước được duy trì tốt, cũng như đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước”.

Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt trong ngắn hạn, nhờ nhu cầu nội địa được duy trì, điều kiện kinh doanh được cải thiện, và môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Tăng trưởng chi tiêu công trong nửa cuối năm nay cũng được dự báo sẽ thúc đẩy sức tăng trưởng trong hoạt động đầu tư.

Tuy nhiên, ADB lưu ý, nền kinh tế Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng trước những thách thức trong và ngoài nước; do đó, ADB điều chỉnh mức lạm phát của Việt Nam lên 4% trong năm 2018 và 4,5% vào năm 2019, tăng so với dự báo hồi tháng 4/2018, lần lượt ở mức 3,7% và 4%.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Asian Development Bank)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.