Thứ Bảy, 02/04/2016 14:40

Thúc đẩy hỗ trợ tinh thần kinh doanh của các nữ doanh nhân châu Á - Thái Bình Dương

Với sự hỗ trợ từ Cơ quan phát triển quốc tế Global Affair Canada, tại phiên họp hàng năm Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 73, Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) đã đưa ra sáng kiến hỗ trợ các nữ doanh nhân trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thúc đẩy năng lực tiếng anh sẵn sàng bước vào thời đại công nghiệp 4.0Lãnh đạo cấp cao các nước đã đến Hà Nội dự khai mạc WEF ASEAN 2018Nhật Bản tạo điều kiện làm việc cho lao động cao tuổiChâu Á-Thái Bình Dương cần nỗ lực đạt được các mục tiêu SDGsESCAP: Triển vọng tăng trưởng châu Á-Thái Bình Dương đầy "hứa hẹn"ASEAN hướng đến thực hiện tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc

Ảnh minh họa: Eurasia Review

Những người phụ nữ tự mình khởi nghiệp thường có khả năng tự chủ kinh tế rất vững, từ đó vượt qua tình trạng nghèo cùng cực và cải thiện hạnh phúc gia đình, thịnh vượng cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều nữ doanh nhân vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đầy đủ với tài chính và công nghệ để khai thác tốt tiềm năng của từng cá nhân.

Nhận thấy tầm quan trọng và tính khả thi, dự án độc đáo này được xây dựng nhằm tìm cách giải quyết những thách thức và khó khăn mà các nữ doanh nhân phải đối mặt thông qua cách tiếp cận toàn diện, đa phương, kết hợp hỗ trợ tài chính, công nghệ và chính sách sáng tạo.

Ông Hongjoo Hahm, Phó bí thư điều hành ESCAP chia sẻ: “Tham vọng của chúng tôi cho sáng kiến này là rất lớn và chúng tôi không thể thực hiện chúng một mình. Chúng tôi cần làm việc với chính phủ các nước, các nhà tài trợ song phương và công ty tư nhân. Quan trọng hơn hết, chúng tôi sẽ làm việc cụ thể với các nữ doanh nhân đầy tham vọng để có cái nhìn đúng đắn hơn về nhu cầu và cảm hứng của họ. Chỉ bằng cách này, ESCAP sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển của nữ doanh nhân và hỗ trợ đôi bên tiến đến đạt được mục tiêu phát triển bền vững”.

Trong một dữ kiện khác có liên quan, Bà Louise Blais, Đại sứ và Phó Đại diện thường trực của Canada tại LHQ ở New York cũng kêu gọi triển khai nhiều hình thức tiếp cận mới để giải quyết thách thức mà các nữ doanh nhân đang phải đối mặt. Điều này sẽ tạo nên lợi ích tốt cho các doanh nhân nói riêng và gia đình, lao động của các doanh nghiệp có nữ doanh nhân làm chủ và cộng đồng nói chung.

Đan Lê (Lược dịch từ Eurasia Review)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.