Thứ Năm, 12/11/2015 14:59

Châu Á-Thái Bình Dương cần nỗ lực đạt được các mục tiêu SDGs

Tiến sĩ Shamshad Akhtar, Phó Tổng Thư ký LHQ, Thư ký điều hành ESCAP nhấn mạnh, chính quyền các nước cần nỗ lực để không ai bị bỏ lại vào năm 2030.

Singapore đóng góp vào nỗ lực phát triển bền vững của ASEANThực phẩm được chứng nhận của địa phương thúc đẩy phát triển bền vữngViệt Nam và kế hoạch phát triển ngành năng lượngEU, UNDP hợp tác để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

Ảnh minh họa: Asia-Pacific Economic Cooperation

Theo báo cáo gần đây nhất của Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP), các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đã và đang từng bước tiếp cận với một số mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đến năm 2030 của LHQ, song tiến triển và thành quả vẫn còn nhiều cách biệt trên toàn khu vực.

Tại phiên họp thứ 74 của Ủy ban ESCAP, diễn ra tại Bangkok (Thái Lan), ủy ban đã báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu SDGs của châu Á – Thái Bình Dương năm 2017, từ đó đưa ra những đánh giá cụ thể về sự tiến bộ trong khu vực sau 2 năm triển khai 17 mục tiêu phát triển bền vững của LHQ giai đoạn 2015-2030. Trong đó, các mục tiêu bao gồm: xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy hạnh phúc và phổ cập giáo dục toàn diện đã chứng kiến nhiều thành tích tích cực.

Bên cạnh những thông tin khả quan, vẫn có rất nhiều mục tiêu không đạt được sự tiến bộ thích hợp, thậm chí đang phát triển theo chiều hướng xấu đi. Cụ thể, trong số 57 mục tiêu được phân tích trong báo cáo, ước tính có khoảng 37 mục tiêu không tiến triển, cùng lúc phát hiện thấy xu hướng tiêu cực trên 7 mục tiêu liên quan đến việc làm và tăng trưởng kinh tế, thương mại, chống biến đổi khí hậu và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên biển, rừng.

Trước tình hình này, Tiến sĩ Shamshad Akhtar, Phó Tổng Thư ký LHQ, Thư ký điều hành Ủy ban kinh tế-xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP) đại diện các lãnh đạo nhấn mạnh, chính quyền các nước cần nỗ lực hành động nhiều hơn nữa để không ai bị bỏ lại vào năm 2030.

“Tăng trưởng cân bằng và công bằng hơn phải là ưu tiên hàng đầu. Thông qua các mục tiêu phát triển bền vững SDGs, cần triển khai các chiến lược, kế hoạch thích hợp để vượt qua những thách thức xuyên biên giới vì lợi ích của chúng ta và các thế hệ tương lai”, hãng tin Eurasia Reivew ngày 12/5 dẫn lời Tiến sĩ Shamshad Akhta cho hay.

Đan Lê (Lược dịch từ Eurasia Review)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Doanh nghiệp nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính
Doanh nghiệp nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

Nhằm hạn chế diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu thì giảm phát thải khí nhà kính là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp (DN) trên toàn cầu. Việt Nam đã có lộ trình thực hiện giảm phát thải để hướng đến phát triển bền vững.

Nỗ lực từ tập thể và cá nhân
Nỗ lực từ tập thể và cá nhân

Với nhiều nỗ lực và đóng góp trong thời gian qua, tập thể Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân cùng nhiều cá nhân trong đơn vị được Bộ Tư lệnh Biên phòng tặng bằng khen; được đề nghị Bộ Quốc phòng tặng bằng khen và được UBND tỉnh tặng cờ thi đua, bằng khen.