Thứ Ba, 19/04/2016 10:41

Một số định hướng lớn về cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội

Ngày 23/5/2018 Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII, đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH). Thừa Thiên Huế Online lược đăng Một số định hướng lớn về cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội.

Người dân làm thủ tục tại BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: LT

Theo đó, mục tiêu của việc cải cách chính sách bảo hiểm xã hội mà Nghị quyết đề ra là: Để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.

Phấn đấu đến năm 2021, tỷ lệ người lao động trong độ tuổi tham gia BHXH đạt khoảng 35% trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.

Theo kế hoạch đến năm 2025,  phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động. Trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.Và đến  năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.

Để đạt được mục tiêu nói trên, BCH Trung ương đã đề ra những định hướng cải cách chính sách BHXH gồm xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, gồm trợ cấp hưu trí xã hội, Bảo hiểm xã hội cơ bản, Bảo hiểm hưu trí bổ sung.

Ngoài ra, sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia BHXH tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững...; Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội. Thứ chín, điều chỉnh tỉ lệ tích lũy để đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp với thông lệ quốc tế. Thứ mười, đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả;

Tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách bảo hiểm xã hội cũng như tính linh hoạt của các chính sách nhằm đạt được mục tiêu mở rộng diện bao phủ.

Cải cách trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách nhằm củng cố niềm tin, tăng mức độ hài lòng của người tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội. Đẩy nhanh quá trình gia tăng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khu vực phi chính thức. Thứ sáu, sửa đổi, khắc phục các bất hợp lý về chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay.

Thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình và điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Còn hơn 200 000 lao động bị nợ đóng bảo hiểm xã hội
Còn hơn 200.000 lao động bị nợ đóng bảo hiểm xã hội

Tổng Liên đoàn Lao động kiến nghị có giải pháp cụ thể xử lý con số hơn 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), không được hưởng các chế độ, cả lương hưu.

Chia sẻ dữ liệu mở để phát triển kinh tế số, xã hội số
Chia sẻ dữ liệu mở để phát triển kinh tế số, xã hội số

Đi đúng hướng, đúng trọng tâm trong công tác chuyển đổi số, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam liên tục được đánh giá là một trong những bộ, ngành dẫn đầu trong lĩnh vực này với việc giữ vị trí quán quân khối cơ quan Trung ương thuộc Chính phủ và đứng thứ 3 trong Bảng xếp hạng Chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2021.