Thứ Tư, 27/04/2016 06:47

Mỹ: GDP tăng trưởng 3,5% trong quý III

Tăng trưởng GDP của Mỹ tiếp tục mạnh mẽ trong quý III, nhưng với tốc độ chậm hơn trong bối cảnh nền kinh tế này phải đối mặt những với cơn gió ngược gia tăng từ thương mại, Bộ Thương mại Mỹ ngày 26/10 cho hay.

Mỹ dẫn đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEFIMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2018, 2019Mỹ: Niềm tin tăng trưởng ngày càng được củng cốChủ tịch Fed Jerome Powell tiết lộ tiến trình nâng lãi suất

Thị trường nhà ở của Mỹ vẫn kém sinh động mặc dù nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Ảnh: AFP 

Theo đó, GDP tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 3,5% trong giai đoạn từ tháng 7-9, so với mức 4,2% trong quý trước đó. Kết quả đánh dấu giai đoạn 6 tháng mạnh mẽ nhất kể từ giữa năm 2014.

Các quan chức nói thêm, kết quả GDP cũng phản ánh những thiệt hại từ cơn bão Florence, nhưng họ không thể ước tính chính xác tác động đến tăng trưởng.

Người tiêu dùng và các công ty vẫn được hưởng tăng trưởng tiền mặt từ việc cắt giảm thuế, theo Bộ Thương mại Mỹ. Tiêu dùng cá nhân tăng 4%, đánh dấu mức nhanh nhất kể từ cuối năm 2014.

Căng thẳng thương mại tác động đến tăng trưởng

Tuy nhiên, những con số mới nhất cũng cho thấy dấu hiệu tiếp tục của những căng thẳng thương mại. Các nhà kinh tế nói rằng, điều này đặt ra một nguy cơ cho tăng trưởng và khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo GDP toàn cầu trong năm 2019.

Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, xuất khẩu đậu nành của Mỹ giảm mạnh, tác động lên tăng trưởng. Trong khi đó, hàng nhập khẩu của Mỹ tăng mạnh, chủ yếu là do sức mua ô tô và hàng tiêu dùng.

Tổng xuất khẩu giảm 3,5%, mức giảm mạnh nhất kể từ cuối năm 2016, trong khi nhập khẩu tăng 9,1%, mức tăng nhanh nhất kể từ cuối năm ngoái.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chi tiêu ít hơn trong việc xây dựng các nhà máy và văn phòng so với trước đây, trong bối cảnh đầu tư vào các công trình xây dựng giảm 7,9%, mức giảm lớn nhất trong gần 3 năm.

Thị trường nhà ở cũng kém sinh động, giảm 4% so với quý trước đó, mức sụt giảm mạnh nhất trong hơn một năm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.