Thứ Tư, 18/05/2016 14:31

APEC 2018: Các nhà lãnh đạo tập trung thảo luận thương mại tự do

APEC bao gồm 21 nền kinh tế thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Việt Nam đồng hành cùng APEC hướng tới thập niên phát triển mớiTổng thống Donald Trump sẽ không tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại SingaporeHàn Quốc kêu gọi tự do thương mại APEC

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các nhà Lãnh đạo APEC. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Ngày 18/11, các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã bắt đầu thảo luận tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea về các cách thức nhằm thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế khu vực, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang.

Theo hãng thông tấn Kyodo, vấn đề được chú trọng tại hội nghị cấp cao APEC tại Port Moresby là liệu các nhà lãnh đạo có tìm được lập trường chung chống lại các chính sách bảo hộ hay không. 

Theo một dự thảo tuyên bố chung, các nền kinh tế thành viên hướng tới cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức cũng như các biện pháp cản trở thương mại. Cách thức phát triển các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực cũng sẽ được bàn thảo tại hội nghị.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo APEC cũng dự kiến tiếp tục thảo luận về việc thành lập Hiệp định Thương mại tự do của châu Á-Thái Bình Dương - khu vực với dân số chiếm 40% dân số thế giới, chiếm một nửa thương mại toàn cầu về số lượng và khoảng 60% kinh tế thế giới.

Các nhà lãnh đạo APEC nhóm họp tại Papua New Guinea trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế khác chỉ trích Trung Quốc áp dụng các chính sách làm sai lệch thị trường, như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và trợ cấp công nghiệp.

Trong khi đó, chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của chính quyền Tổng thống Donald Trump gây quan ngại trên toàn cầu, đặc biệt trọng tâm của chính sách này là theo đuổi các thỏa thuận song phương và phản đối các thỏa thuận cũng như các tổ chức thương mại đa phương.

Trong những tháng gần đây, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi sau khi hai bên áp dụng các biện pháp thuế quan trị giá hàng tỷ USD đáp trả lẫn nhau. Giới chuyên gia cảnh báo tình trạng đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ dẫn tới hậu quả thảm khốc đối với nền kinh tế toàn cầu.

APEC bao gồm 21 nền kinh tế thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

APEC 2023 Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người
APEC 2023: Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người

Đây là chủ đề vừa được Mỹ đưa ra trong năm Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2023, cùng mục tiêu tạo ra những luồng gió thuận lợi cho các nền kinh tế thành viên nhằm tăng cường khả năng phục hồi và tính linh hoạt, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên diện rộng.

APEC Chuyển đổi kinh tế xanh cần thúc đẩy bình đẳng và hòa nhập
APEC: Chuyển đổi kinh tế xanh cần thúc đẩy bình đẳng và hòa nhập

Tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với con người và nền kinh tế đã thúc đẩy các nền kinh tế thành viên thuộc Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này cần thúc đẩy sự bình đẳng và hòa nhập, theo một bản tóm tắt chính sách vừa được APEC công bố.

Tổng kết 12 ngày hội nghị thượng đỉnh
Tổng kết 12 ngày hội nghị thượng đỉnh

Trong vòng 12 ngày của tháng này, Đông Nam Á đánh dấu mình là trung tâm về chính trị giữa các cường quốc, khi các nhà lãnh đạo từ Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác tụ hội về khu vực tham gia ba hội nghị thượng đỉnh lớn.

Mỹ cam kết lâu dài với châu Á
Mỹ cam kết lâu dài với châu Á

Phát biểu tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Bangkok (Thái Lan), phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khẳng định với các nhà lãnh đạo châu Á rằng Mỹ cam kết lâu dài với khu vực.