Thứ Sáu, 19/08/2016 08:55

Đòi hỏi quá mức

Mấy bà bạn gặp nhau, hết chuyện làm đẹp, rồi sang chuyện con cái, bao giờ cũng thế. Nhưng lần này, chuyện đứa con trai và con dâu của một chị trong hội chiếm gần hết cả buổi gặp mặt.

Thấu hiểu mẹ chaDưỡng già tự nguyện cho người cao tuổi“Món lãi”

Sau khi lấy vợ, dù đã mua hẳn cho căn nhà ở khu đô thị mới, song vợ chồng người con trai vẫn không ra ở riêng. Chúng lấy lý do muốn được ở gần ba mẹ để chăm sóc nhưng thật ra điều chúng muốn là được “ăn ở miễn phí”, có người đưa đón con cái đi học để hai vợ chồng rảnh chân, rảnh tay, người thì cầu lông, bóng bàn, người tập gym, học nhảy. Căn nhà ba mẹ mua cho chúng để cho thuê tháng kiếm hơn 5 triệu đồng, cộng khoản sinh hoạt phí, tiền học con cái… không phải đóng, mỗi tháng đôi vợ chồng trẻ “lãi” hơn chục triệu đồng. Thế nên, hết năm này đến năm khác, sinh đứa đầu đến đứa thứ hai và bây giờ cả hai đứa đều học tiểu học chúng vẫn không chịu ra riêng.

Thời đại này, không có nhiều cặp vợ chồng trẻ chịu sống chung với bố mẹ. Vì họ thích tự do, tránh xung đột mẹ chồng nàng dâu… như con anh chị thế là còn may mắn. Chị thường lấy lý do đó để an ủi mình và tiếp tục hy sinh vì con. Thế nhưng, mới đây khi nghe con dâu và con trai bàn bạc về việc chuyển quyền thừa kế nhà và đất đang ở sang cho chúng với lý do để thủ tục thuận tiện và trước sau gì chẳng phải thế, anh chị mới ngã ngửa lý do chúng không chịu ra riêng. Căn nhà và khu đất rộng ở vị trí mặt tiền, đường sinh lợi cao được định giá hàng chục tỷ đồng và cũng là tài sản còn lại duy nhất mà anh chị có, dù đã có ý định sau này sẽ cho con nhưng cách mà con trai và con dâu tính toán khiến anh chị chạnh lòng.

Nhiều đêm suy nghĩ, anh chị quyết định bán căn nhà rồi tìm mua một mảnh đất mới, nhỏ hơn, làm căn nhà nhỏ chỉ đủ để hai vợ chồng ở. Anh chị kiên quyết buộc chúng ra riêng sau khi đã chia phần tài sản. Những nghĩa vụ đưa đón con, cơm nước chị giao lại cho chúng và an hưởng tuổi già, đi du lịch đây đó, gặp gỡ bạn bè. Thỉnh thoảng nhớ cháu thì đến thăm, mua cho cháu món quà, như thế là ổn!

Ai cũng mừng cho anh chị đã có quyết định đúng đắn. Nếu cứ tiếp tục cung phụng, không biết chúng được voi sẽ đòi đến gì? Chị chỉ tiếc nếu ngày xưa, sau khi nuôi con trai hoàn thành du học về nước, có việc làm ổn định nếu để nó tự lập, tự lo cho bản thân, cho gia đình thì hẳn là tuổi về hưu của anh chị sẽ thảnh thơi hơn nhiều. Dù muộn, song chị vẫn dừng lại đúng lúc, để sống cuộc sống của mình và ít ra để con chị nhận thấy một phần trách nhiệm của mình với cha mẹ và hơn cả là trách nhiệm làm cha, làm mẹ để làm gương cho con cái của chúng. Để chúng không chỉ biết hưởng thụ một phía từ cha mẹ mà không có trách nhiệm trở lại với người sinh thành, dưỡng dục mình.

Linh Đan

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người chỉ huy trưởng mẫu mực, trách nhiệm
Người chỉ huy trưởng mẫu mực, trách nhiệm

“Là một cán bộ luôn gương mẫu, trách nhiệm và luôn hết lòng vì công việc”. Đó là những đánh giá của anh em, bạn bè và đồng đội khi nói về Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) phường Thuận An, TP. Huế - Lê Nông.

Giáo dục con cái từ tấm gương bố mẹ
Giáo dục con cái từ tấm gương bố mẹ

Qua thực tế giáo dục con trẻ mới thấm lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Dạy con bằng chính tấm gương của bố mẹ là một trong những phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

Trách nhiệm và gần gũi
Trách nhiệm và gần gũi

Gương mẫu, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc nhưng cũng rất gần gũi và hòa đồng với cấp dưới, tận tình chăm lo chu đáo cho chiến sĩ. Đó là những nhận xét của cán bộ, chiến sĩ đơn vị đối với Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lợi, Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh.