Thứ Năm, 01/09/2016 08:25

Nhật Bản kêu gọi UNESCO công nhận nghề thủ công kiến trúc truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể

Quan chức Nhật Bản cho biết, nước này quyết định sẽ làm đơn đề cử nhằm bổ sung nghề thủ công kiến trúc truyền thống, được sử dụng trong cấu trúc cột gỗ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vào mùa thu năm 2020.

UNESCO công nhận đảo Okinoshima Nhật Bản là Di sản Thế giớiUNESCO công nhận Bảo tàng Tokyo là Di sản thế giới

Sửa chữa và phục hồi đền thờ, chùa chiền... bằng phương pháp thủ công. Ảnh: JAPAN TIMES

Dự kiến vào cuối tháng 3, chính phủ Nhật Bản sẽ hoàn thành và chính thức đệ trình các tài liệu kêu gọi công nhận danh hiệu đến tổ chức UNESCO. Trong trường hợp thành công, đây sẽ là di sản thứ 22 của Nhật Bản góp mặt vào danh sách danh giá này.

Được biết, phong cách thủ công truyền thống với lịch sử hàng trăm năm bao gồm các kỹ thuật được sử dụng trong 17 lĩnh vực, đặc biệt cần thiết cho công việc sửa chữa và phục hồi đền thờ, chùa chiền và nhà cũ. Mặc dù chỉ sử dụng các nguyên vật liệu mỏng manh như gỗ, cỏ dại và đất nhưng các kỹ thuật và kỹ năng điêu luyện đã giúp Nhật Bản hiện thực hóa khả năng xây dựng các cấu trúc kiên cố tại một đất nước thường xuyên bị ảnh hưởng bởi nhiều đợt thiên tai nghiêm trọng như sóng thần và động đất.

Mỗi năm, Ủy ban Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể sẽ tổ chức một phiên họp đánh giá yêu cầu của các quốc gia, từ đó đưa ra quyết định phù hợp về việc công nhận di sản. Phiên họp năm nay sẽ được tổ chức tại Colombia.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Japan Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Dập bản Cửu đỉnh
Dập bản Cửu đỉnh

Để lưu trữ bản gốc của Cửu đỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản. Tư liệu này cũng là “khuôn” để đúc Cửu đỉnh trong trường hợp cần làm một phiên bản.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.