Thứ Hai, 26/09/2016 19:50

Lượng khí thải carbon toàn cầu chạm mức cao kỷ lục trong năm 2018

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 26/3 cho biết, phát thải carbon liên quan đến năng lượng toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục hồi năm ngoái, khi nhu cầu năng lượng và việc sử dụng than đá gia tăng, chủ yếu ở khu vực châu Á.

Làm việc linh hoạt là cứu thế giới khỏi khí thải nhà kínhKhí thải Carbon toàn cầu đạt kỷ lục vào năm 2018Giảm lượng khí thải Carbon sẽ hạn chế mực nước biển dâng

Khói thải từ một nhà máy lọc dầu ở Lemont, tiểu bang Illinois, Mỹ. Ảnh: AFP

Theo các ước tính của IEA, phát thải CO2 liên quan đến năng lượng tăng 1,7% lên mức 33,1 tỷ tấn so với một năm trước đó, đánh dấu mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2013, trong đó ngành điện chiếm gần 2/3 mức tăng trưởng này.

Khí thải CO2 (carbon dioxide) là nguyên nhân chính của tình trạng gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu mà các quốc gia đang tìm cách kiềm chế, để tránh những tác động tàn phá nhất của biến đổi khí hậu.

Đây là lần đầu tiên IEA đánh giá tác động của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đối với sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu và nhận thấy, CO2 phát ra từ việc tiêu thụ than đá chịu trách nhiệm hơn 0,3 độ C trong mức tăng 1 độ C của nhiệt độ trung bình toàn cầu kể từ thời tiền công nghiệp.

Nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng 2,3% trong năm 2018, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng trung bình kể từ năm 2010, được thúc đẩy bởi nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ, nhu cầu sưởi ấm và làm mát cao hơn ở một số khu vực trên thế giới, IEA cho hay.

Tính theo quốc gia, Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ tổng cộng chiếm gần 70% sự gia tăng trong nhu cầu năng lượng.

"Chúng tôi chứng kiến sự gia tăng bất thường về nhu cầu năng lượng toàn cầu trong năm 2018, tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong thập kỷ này. Bất chấp sự tăng trưởng lớn đối với năng lượng tái tạo, lượng khí thải toàn cầu vẫn gia tăng, một lần nữa chứng minh rằng, cần phải có hành động khẩn cấp hơn trên tất cả các mặt trận", ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA lưu ý.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023
Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023

Hamid Rashid, một nhà kinh tế hàng đầu của Liên Hiệp Quốc trả lời phỏng vấn báo Tân Hoa Xã sau khi báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới (WESP) 2023 được phát hành rằng, Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023.

Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức
Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức

Ngày 11/1, Diễn đàn Tài chính châu Á (AFF) 2023 đã khai mạc tại Hong Kong (Trung Quốc), diễn ra theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trong ngày đầu tiên tham dự diễn đàn, các chuyên gia kinh tế và ngân hàng cấp cao cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức trong nửa đầu năm nay -vốn dễ bị “sốc” hơn, nhưng việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể mang đến những tín hiệu khả quan từ quý II tới.