Thứ Tư, 28/09/2016 12:25

Thừa Thiên Huế duy trì chỉ số CPI ở nhóm khá

Ngày 28/3, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018.

Tốt hoặc kháCải thiện PCI để thu hút đầu tưSẽ triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành, địa phươngChỉ số PCI: Chính quyền cần đồng hành cùng doanh nghiệpVị trí quan trọng nhưng xu hướng quan trọng hơnĐiểm số tăng nhưng vị thứ giảm

Giao dịch tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Theo đó, Thừa Thiên Huế xếp hạng 30/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Mặc dầu năm nay Thừa Thiên Huế tụt một bậc so với năm 2017 nhưng điểm số trung bình đạt khá cao 63,51 và nằm trong nhóm khá của toàn quốc. PCI của Thừa Thiên Huế chỉ cách nhóm tốt đúng 2 điểm (65 điểm).

Đáng chú ý, Thừa Thiên Huế là địa phương có chỉ số thành phần về minh bạch cao nhất, các chỉ số khác khá đồng đều, duy chỉ có chỉ số về hạ tầng thấp. Cùng với đó, chi phí không chính thức tiếp tục được cắt giảm, môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân có xu hướng bình đẳng hơn và cải cách hành chính đang chuyển biến rõ nét.

Điều này chứng tỏ có sự vươn lên đồng đều của các tỉnh ở nhóm dưới và khoảng cách giữa các nhóm không quá xa.  

Bảng xếp hạng PCI năm 2018 

Theo kết quả công bố, Quảng Ninh năm thứ hai liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI với 70,36 điểm, kế đến là Đồng Tháp 70,19 điểm, Long An và Bến Tre lần lượt chia nhau vị trí thứ ba và tư. Đà Nẵng đang chững lại khi từ vị trí thứ hai năm 2017 đã tụt xuống thứ 5 với 67,65 điểm.

Hai đầu tàu kinh tế là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh nằm trong top 10 tỉnh, thành phố đứng đầu khi lần lượt xếp thứ 9 và 10. Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, đây là vị trí cao nhất của Hà Nội trong các năm qua và cho thấy Hà Nội đã có bứt phá mạnh mẽ về môi trường kinh doanh.

Các địa phương trong nhóm xếp hạng cao còn có: Cần Thơ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà... Lai Châu và Đắk Nông là hai tỉnh "đội sổ" PCI 2019.

Báo cáo PCI 2018 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 12.000 doanh nghiệp, trong đó gần 11.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành và trên 1.500 doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động tại 20 địa phương.

Tin, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Số ca sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018
Số ca sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước ghi nhận trên 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 6 trường hợp tử vong tại Bình Phước, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trao đổi thông tin để phối hợp có hiệu quả
Trao đổi thông tin để phối hợp có hiệu quả

Sáng 12/4, Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tổ chức Hội nghị phối hợp thực hiện nhiệm vụ Quân sự - Quốc phòng giữa Văn phòng Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu và các văn phòng 6 tỉnh: Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế. Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 4; ông Hồ Văn Hải UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy và lãnh đạo văn phòng, đại biểu các cơ quan, ban ngành của 6 tỉnh đến dự.

Triển khai thi hành Luật Đặc xá năm 2018
Triển khai thi hành Luật Đặc xá năm 2018

Luật Đặc xá số 30/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 ngày 19/11/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Để bảo đảm triển khai thi hành Luật Đặc xá năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật này.