Thứ Tư, 05/10/2016 12:45

Chủ động tìm kiếm, duy trì và mở rộng thị trường

Đó là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại năm 2019 được Trung tâm Xúc tiến thương mại- Sở Công thương triển khai trong sáng 5/4 tại TP. Huế.

Sửa đổi mức hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mạiTập huấn về kỹ năng xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông, đặc sản

Lãnh đạo Sở Công thương trao giấy chứng nhận quyền sử dụng "Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế" cho 2 doanh nghiệp, nâng số doanh nghiệp được cấp giấy lên 20 

Năm 2018, Trung tâm Xúc tiến thương mại đã tổ chức thành công Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế 2018 thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, thu hút 265 tổ chức, doanh nghiệp trong, ngoài nước tham gia với trên 500 gian hàng. Trong năm qua, khoảng 30 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ tham gia 6 hội chợ, triển lãm ngoài tỉnh và nước ngoài. Hoạt động kết nối tiêu thụ, phát triển thị trường cho các sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ được đẩy mạnh thực hiện với nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia, kết nối, ký kết phân phối, tiêu thụ sản phẩm.

Đại diện một số doanh nghiệp đóng góp ý kiến để đưa hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn phát triển hiệu quả

Thông qua tham gia các hội chợ, triển lãm; các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi; được cấp quyền sử dụng “Con dấu nhận diện sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế”, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã tìm kiếm đối tác thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường. Có trên 100 đại lý, nhà phân phối được kết nối mới trong năm qua với khoảng 130 biên bản ghi nhớ, hợp đồng tiêu thụ được ký kết. Hàng trăm sản phẩm nông, đặc sản, thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được đưa vào các kênh phân phối lớn như Big C, Co.Opmart, VinMart...; thị trường các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và các tỉnh phía Nam, miền Trung- Tây Nguyên...

Để hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng tiếp tục mở rộng ra các kênh phân phối trong tỉnh, trong nước và quốc tế với số lượng hàng hoá tăng cao hơn, phía doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước phải đồng hành, chủ động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, khảo sát thị trường với nhiều hình thức mới, đa dạng, thiết thực, hiệu quả. Trong đó phải duy trì các thị trường trọng điểm, mở rộng các thị trường mới, thị trường tiềm năng... Để làm được điều này, doanh nghiệp cần chú trọng đổi mới mẫu mã, nâng cao hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cho hàng hóa.

Tin, ảnh: Hoài Thương

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).