Thứ Ba, 25/10/2016 06:42

Đông Nam Á trước nguy cơ trở thành bãi rác thải nhựa khổng lồ

Các quốc gia, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á – những nước không có chính sách cấm nhập khẩu chất thải nhựa, có nguy cơ sẽ trở thành bãi thải độc hại, Liên minh thay thế lò đốt rác (GAIA) cảnh báo.

ASEAN chung tay chống rác thải nhựa đại dươngCảnh báo tình trạng “nghiện” sử dụng nhựa ở Đông Nam Á

Một đứa trẻ nhặt rác ở bãi rác tại Malaysia. Ảnh: Getty

Theo một báo cáo được mới công bố ngày 23/4 của GAIA, chất thải nhựa từ các quốc gia công nghiệp hóa cao được gửi lại cho các nước đang phát triển sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu và xử lý chất thải nhựa vào năm 2018.

Điều phối viên toàn cầu của phong trào “Giải phóng khỏi đồ nhựa” (“Break Free from Plastic”) - ông Von Hernandez cho biết chất thải nhựa được vận chuyển đến các nước Đông Nam Á đang "biến những nơi từng rất sạch sẽ và thịnh vượng thành bãi rác độc hại". "Đó là sự bất công cao độ khi các quốc gia và cộng đồng có ít năng lực và nguồn lực để xử lý ô nhiễm nhựa lại đang bị nhắm đến như là “lối thoát” cho nhựa phế liệu do các nước công nghiệp tạo ra”, ông nhận xét.

Nghiên cứu của GAIA đã liệt kê Mỹ, Anh, Đức và Nhật Bản là một trong những nhà xuất khẩu phế liệu nhựa hàng đầu. Trong khi đó, Indonesia, Malaysia và Thái Lan chịu gánh nặng của các lô hàng chất thải nhựa được định tuyến lại, mặc dù Malaysia và Thái Lan đã áp đặt các hạn chế vào giữa năm 2018. Việt Nam cũng tăng cường kiểm soát chặt chẽ phế liệu nhựa nhập khẩu.

Dòng chất thải nhựa ở các quốc gia này dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm, gây thiệt hại cho mùa màng và gây ra các bệnh hô hấp do hít phải khói độc từ nhựa bị đốt cháy, đồng thời hình thành tội phạm có tổ chức liên quan đến hoạt động tái chế nhựa bất hợp pháp.

Nhà vận động cấp cao của Greenpeace Đông Á Kate Lin nói rằng, khi một quốc gia thắt chặt chính sách nhập khẩu, các nguồn chất thải nhựa chuyển sang các quốc gia khác vẫn chưa điều tiết được.

Ngoài Đông Nam Á, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là những nước tiếp nhận chất thải nhựa ở mức cao.

Bảo vệ các nước đang phát triển

Trong bối cảnh Trung Quốc chuyển sang thắt chặt chính sách nhập khẩu chất thải nhựa, tình trạng xuất khẩu loại vật liệu này nhìn chung đã giảm từ 11,34 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm 2016 xuống còn 5,83 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm 2018.

Mặc dù tổng lượng xuất khẩu giảm, GAIA cũnglưu ý rằng sản xuất nhựa dự kiến ​​sẽ tăng 40% trong thập kỷ tới. Theo nhà vận động cấp cao Kate Lin, các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nên giảm bao bì nhựa sử dụng một lần và chuyển sang hệ thống tái sử dụng để thay thế.

“Các hệ thống tái chế có thể không bao giờ theo kịp quá trình sản xuất nhựa, vì chỉ 9% nhựa được sản xuất được tái chế. Giải pháp duy nhất cho ô nhiễm nhựa là sản xuất ít nhựa hơn", bà Lin nói thêm.

Đối với sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, điều phối viên của GAIA - ông Beau Baconguis nói rằng điều tối thiểu có thể làm là đảm bảo các quốc gia được quyền biết những gì được đưa vào bờ biển của họ.

Hội thảo về Công ước Basel, một điều ước quốc tế về xử lý chất thải nguy hại, dự kiến diễn ra từ ngày 29/4 – 10/5 sẽ thảo luận về đề xuất của Na Uy trong việc mở rộng hệ thống "đồng ý trước" đối với chất thải nhựa. Hệ thống này yêu cầu các nhà xuất khẩu tìm kiếm sự cho phép từ các quốc gia đích đến trước khi có thể gửi chất thải nguy hại của mình đến quốc gia đó. "Tuy nhiên, cuối cùng, các nước xuất khẩu cần phải giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa ngay trong nước, thay vì chuyển gánh nặng cho các cộng đồng khác”, ông Bac Bacuuis nhấn mạnh.

Tố Quyên (Lược dịch từ Rappler)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạt vi nhựa đã lấn sâu
Hạt vi nhựa đã lấn sâu

Lần đầu tiên, hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người. Tôi đọc thông tin này trên báo Tin tức điện tử và ngay lúc đó, là nỗi bất an cảm thấy.

Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023
Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023

Các đối tác của Apple là Foxconn Technology Group và Pegatron Corp đã đưa Đông Nam Á vào kế hoạch mở rộng của hãng đến năm 2023, qua đó đánh dấu một bước tiến cho thấy các nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn trên toàn cầu sẽ tiếp tục bổ sung năng lực sản xuất ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị và kinh tế.

Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022
Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022

Theo một báo cáo vừa được Công ty kiểm toán đa quốc gia Ernst & Young (EY) công bố ngày 5/1, thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở châu Á - Thái Bình Dương là thị trường linh hoạt nhất so với các khu vực khác trong năm vừa qua, với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn và cao hơn.

Du lịch 2023, Đông Nam Á chờ khách Trung Quốc
Du lịch 2023, Đông Nam Á chờ khách Trung Quốc

"Campuchia là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất với du khách Trung Quốc", Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh hôm 2-1 và khẳng định Campuchia rất vui mừng chào đón sự trở lại của khách Trung Quốc.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.