Thứ Năm, 10/11/2016 20:46

Nhiều nhà đầu tư lớn lạc quan về triển vọng kinh tế Anh hậu Brexit

Bất chấp sự không chắc chắn vẫn hiện diện xung quanh câu chuyện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), phần lớn các nhà đầu tư giàu có ở Anh vẫn nhìn thấy một mặt khác rất khả quan đối với nền kinh tế của nước này.

Brexit khiến Anh tiêu tốn 600 triệu Bảng/tuầnAnh, Thụy Sĩ ký kết thỏa thuận thương mại hậu Brexit

Nền kinh tế Anh có thể sẽ phát triển lạc quan hậu Brexit. Ảnh: CNBC

Đây là kết quả công bố từ thống kê, nghiên cứu của Tổ chức cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản toàn cầu UBS Global Wealth Management, trong đó thăm dò ý kiến của hơn 3.600 nhà đầu tư và doanh nhân toàn cầu – những người có kế hoạch đầu tư lớn với giá trị ít nhất 1 triệu USD.

Đi sâu vào câu trả lời của 339 nhà đầu tư có giá trị tài sản ròng cao của Anh, hơn 60% các nhà đầu tư cảm thấy lạc quan về triển vọng của Anh trong thập kỷ tới. Cùng lúc, 44% các nhà đầu tư tuyên bố tín hiệu lạc quan sẽ đến trong 12 tháng tới đây.

Ngoài ra, trong tổng số người tham gia khảo sát, 41% cho biết họ hoàn toàn tin tưởng Brexit sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế Anh. 35% những người được hỏi có suy nghĩ ngược lại và 24% các nhà đầu tư bày tỏ Brexit sẽ có tác động trung lập đến Anh.

Tỷ phú Warren Buffett – huyền thoại trong giới đầu tư, chủ của tập đoàn Berkshire Hathaway chia sẻ, bất chấp tình hình hiện tại, công ty vẫn “muốn đầu tư nhiều hơn vào thị trường Anh. Nhưng dù sao, chúng tôi vẫn hy vọng sẽ có một thỏa thuận được tạo nên ở Anh, hoặc EU cho dù Brexit có biến chuyển thế nào đi chăng nữa”.

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là các “công ty ma” không ổn định về tài chính đang là mối đe dọa nghiêm trọng cho nền kinh tế Anh. Công ty kiểm toán KPMG nhận định, ngày càng nhiều công ty ma xuất hiện sẽ hạn chế năng suất của Anh và làm xấu đi tác động của suy thoái kinh tế trong tương lai. Số liệu đưa ra cho thấy trong số 21.000 công ty tư nhân, cứ 10 công ty sẽ có 6 công ty có ít nhất 1 biểu hiện của công ty ma. Như vậy, bên cạnh nhiều dự đoán tích cực, Yael Selfin – nhà kinh tế trưởng của KPMG tại Anh khẳng định, công ty ma sẽ tạo ra lực cản đối với đà phát triển của Anh, khiến quốc gia này tụt hậu hơn so với các nước trong khối G-7 và EU.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN Dấu ấn 2022  triển vọng 2023
ASEAN: Dấu ấn 2022 & triển vọng 2023

Năm 2022, khu vực Đông Nam Á đã tập trung sự chú ý của thế giới với một loạt các hội nghị cấp cao, cho thấy sự thành công của chính sách kinh tế trong việc giải quyết các vấn đề địa chính trị. Trong năm 2023, ngay cả khi dự kiến sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, Đông Nam Á vẫn được giới chuyên gia nhận định và tin tưởng là đang nổi lên với tư cách là “người chiến thắng” về đầu tư và thương mại.

Cơ hội phục hồi cho ngành thép Việt Nam
Cơ hội phục hồi cho ngành thép Việt Nam

Sau một thời gian dài giá các mặt hàng sắt thép liên tục lao dốc, cộng thêm sức ép về triển vọng tăng trưởng kinh tế chậm lại, ngành thép Việt Nam đã và sẽ đối diện với nhiều thách thức, nhất là về năng lực tiêu thụ khi thị trường còn tiềm ẩn rủi ro. Trong bối cảnh đó, kênh xuất khẩu được nhận định sẽ là cửa sáng đối với các doanh nghiệp thép để giải bài toán tiêu thụ.

Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức
Trung Quốc mở cửa mang lại hy vọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu đầy thách thức

Ngày 11/1, Diễn đàn Tài chính châu Á (AFF) 2023 đã khai mạc tại Hong Kong (Trung Quốc), diễn ra theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trong ngày đầu tiên tham dự diễn đàn, các chuyên gia kinh tế và ngân hàng cấp cao cho biết triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức trong nửa đầu năm nay -vốn dễ bị “sốc” hơn, nhưng việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể mang đến những tín hiệu khả quan từ quý II tới.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm tốc xuống 2,4 trong năm 2023
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo giảm tốc xuống 2,4% trong năm 2023

Nền kinh tế toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng trưởng chậm hơn kỳ vọng ​​khi ước tính sẽ giảm xuống còn 2,4% trong năm 2013, Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc (KIEP) cho biết ngày 10/11. Theo KIEP, sự giảm tốc này là do tác động của việc thắt chặt tiền tệ mạnh tay ở các nền kinh tế lớn và những rủi ro địa chính trị kéo dài.

Cơ hội mới đầy triển vọng
Cơ hội mới đầy triển vọng

Nuôi cua gạch trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được khẳng định hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu khi năng suất bình quân mỗi ha ước đạt trên 1,5 tấn, lãi 100-120 triệu đồng, cao gấp rưỡi đến gấp đôi so với nuôi cua thịt.